Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 4 tháng 9, 2014

Buôn Trấp quê tôi

Người dân Ê Đê Bih biết nghề dệt chiếu
Sau năm 1975, người Êđê Bih mới trở về buôn Trấp. Vùng đất này xưa kia rất nhiều bãi sình lầy (chính vì thế mà có tên buôn Trấp: từ “trấp” tiếng Êđê có nghĩa là sình lầy), đầm bãi hoang vu với đủ các loại lau lách, cỏ dại mọc ngút ngàn; trong đó cây cói sinh trưởng khá nhiều. Từ hồi đấy người dân trong buôn đã biết lấy cói về để dệt chiếu; theo đó nghề dệt chiếu ở đây đã có đến hơn 100 năm.( Trích Thăng Trầm Nghề Dệt Chiếu Buôn Trấp của Hoàng Minh Sơn).
Hình ảnh: Buôn Trấp quê tôi...

Người dân Ê Đê Bih biết nghề dệt chiếu
Sau năm 1975, người Êđê Bih mới trở về buôn Trấp. Vùng đất này xưa kia rất nhiều bãi sình lầy (chính vì thế mà có tên buôn Trấp: từ “trấp” tiếng Êđê có nghĩa là sình lầy), đầm bãi hoang vu với đủ các loại lau lách, cỏ dại mọc ngút ngàn; trong đó cây cói sinh trưởng khá nhiều. Từ hồi đấy người dân trong buôn đã biết lấy cói về để dệt chiếu; theo đó nghề dệt chiếu ở đây đã có đến hơn 100 năm.( Trích Thăng Trầm Nghề Dệt Chiếu Buôn Trấp của Hoàng Minh Sơn).

Chim Bìm Bịp
Khi chiều xuống trên cánh đồng Buôn Trấp, chim bìm bịp bắt đầu kêu nhau. Tiếng "Bìm ! bịp ! ịp! ịp!..." không ngớt phát ra từ trong những bụi lau sậy um tùm mọc dọc theo bờ sông Krông Ana. Chúng cũng thường xuất hiện ở các rẫy cà phê, vẫn kêu những tiếng kêu nghèn nghẹn u buồn đó. Làm cho người ở lại một mình trong chòi chiều thêm cảm giác cô đơn lay lắt...
Trích đoạn trong Thương Lắm Bìm Bịp Ơi của Đỗ Xuân Thu : "Có điều lạ là chim thì hót nhưng với chim bìm bịp người ta chỉ nói “bìm bịp kêu”. Tiếng kêu của nó buồn lắm. Chẳng biết có đúng nó mang bầu tâm sự nào không mà đôi mắt bìm bịp lúc nào cũng buồn rười rượi, đỏ hoe như người vừa mới khóc. Bộ lông nâu của nó như bộ áo nâu sồng của cô gái đi tu. Chuyện xưa kể rằng, con bìm bịp vốn dĩ là một cô gái xinh đẹp, dịu hiền nhưng chỉ vì một phút vô tình đã bỏ mất trái tim của chằn tinh con, không dâng lên đến Phật như lời đã hứa. Cho nên, nó phải rong ruổi khắp nơi hết bụi nọ đến lùm kia, sống chui lủi để tìm lại trái tim đã mất và đeo mang tiếng kêu “bìm bịp”, tức là “tội nghiệp” đến suốt đời.



Cỏ tranh
Ngày lập gia đình trong Buôn Trấp, chúng tôi đã từng đi cắt tranh, phơi tranh, giũ tranh và đánh tranh. Rồi có một mái nhà tranh xinh xinh như bao mái nhà tranh thuở kinh tế mới ấy.
"Cuộc sống dưới mái nhà tranh chất chứa bao ân tình như câu hát hò khoan: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Không biết có bao người từng ngả lưng trên chiếc chõng tre tìm giấc ngủ trưa, bâng quơ nhìn lên mái tranh, hay buông tai mà nghe những con mọt tre cót két tinh nghịch cười cùng giọt nắng lọt qua chỗ thủng mái tranh? Bao người đã qua những đêm đông, mưa dầm bẹp mái tranh, nước chảy tóc tách đầu chái nhà mình như có ai đó khóc sụt sùi?" ( Trích Vướng Víu Cỏ Tranh của Triệu Văn Tùng)

Hình ảnh: Xứ Thượng...
Cỏ tranh
Ngày lập gia đình trong Buôn Trấp, chúng tôi đã từng đi cắt tranh, phơi tranh, giũ tranh và đánh tranh. Rồi có một mái nhà tranh xinh xinh như bao mái nhà tranh thuở kinh tế mới ấy.
"Cuộc sống dưới mái nhà tranh chất chứa bao ân tình như câu hát hò khoan: “Ngó lên nuộc lạt mái nhà/ Bao nhiêu nuộc lạt nhớ ông bà bấy nhiêu”. Không biết có bao người từng ngả lưng trên chiếc chõng tre tìm giấc ngủ trưa, bâng quơ nhìn lên mái tranh, hay buông tai mà nghe những con mọt tre cót két tinh nghịch cười cùng giọt nắng lọt qua chỗ thủng mái tranh? Bao người đã qua những đêm đông, mưa dầm bẹp mái tranh, nước chảy tóc tách đầu chái nhà mình như có ai đó khóc sụt sùi?" ( Trích Vướng Víu Cỏ Tranh của Triệu Văn Tùng)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét