Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 21 tháng 12, 2023

NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG BẢO VỆ TÂY NGUYÊN (Trích đoạn) *GS. Nguyễn Văn Lục

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Tản mạn về Tây Nguyên...
NHỮNG NGƯỜI CÓ CÔNG BẢO VỆ TÂY NGUYÊN (Trích đoạn)
*GS. Nguyễn Văn Lục
Không kể những người như Jacques Dournes mà những công việc của ông sau này nghiêng về hướng khảo cứu Dân Tộc Học. Công trình trước tác của ông thật đồ sộ và quan trọng. Riêng đối với những ai đi truyền giáo thì cuốn Dieu aime les paiens. ( Chúa thương dân Người) phải là cuốn sách gối đầu giường như Trần Sĩ Tín thú nhận. Chỉ nội đọc tiêu đề cuốn sách, nó đã gói ghém trọn vẹn tinh thần truyền giáo phải như thế nào, phải làm gì. Cũng không kể đến viên thống sứ Léopold Sabatier mà tôi dành viết riêng về ông trong thời đô hộ Pháp.
Trong bài biên khảo này, tôi đặc biệt giới thiệu ba người- không phải do kiến thức của họ có về Tây Nguyên- mà do cái tấm lòng yêu mến của họ với Tây Nguyên. Có kiến thức về Tây Nguyên đã là khó. Nhưng có tấm lòng với Tây Nguyên thì khó hơn nhiều.
Người thứ nhất là một người cán bộ .. - Nhà văn Nguyên Ngọc- mà tôi gọi ông là một nhà Nhân Bản. Ông Nguyên Ngọc từng có dip ở Tây Nguyên với tư cách bộ đội và đã có thời ông viết cuốn : Đất nước đứng lên với nhân vật anh hùng có tên Núp- người Tây Nguyên-. Cuốn sách này trở thành cuốn sách .. nổi tiếng lắm và đã chuyển thành phim.
Đối với tôi, đó là một giai đoạn đời ông. -Giai đoạn mà nhiều người khác cũng đã đi qua-.
Nhưng ông còn là người đã có công chuyển dịch cuốn : Les populations montagnardes du Sud-Indochinois, Miền đất huyền ảo Và bản dịch : Foret, Femme, Folie, Rừng, đàn bà, điên loạn của Jacques Dournes. Phải thích như thế nào, phải đồng lõa, thỏa hiệp với J. Dournes như thế nào mới để công dịch? Đấy là những dấu hiệu cho thấy tại sao sau này ông đứng lên bênh vực và bảo vệ các di sản vật thể Tây Nguyên.
...
Ông đã phải lòng Tây Nguyên và đã lên tiếng cho Tây Nguyên!!
...
Một nhân chứng thứ hai đến từ một miền đất xa xôi tận trời Tây tìm đến một đất nước do chính phủ nước ông đến xâm chiếm và cai trị- một miền đất bị nguyền rủa bởi đói nghèo, tật bệnh, chậm phát triển. Ông đến không mang theo bạo lực và đồng lõa với ý đồ của thực dân. Đến đây rồi, ông mới nhận ra còn có những dân tộc đau khổ hơn là ông tưởng. Đó là Tây Nguyên.
Câu chuyện phải lùi lại 60 năm về trước- một giáo sĩ truyền giáo người Pháp- Giám mục Seitz, giám mục KonTum cũng đã có những cảm nghiệm tương tự- cũng có những nỗi lo chưa rõ mặt về số phận Tây Nguyên. Ông là người đã từng sống chết với Tây Nguyên kể từ năm 1952 khi ông được bổ nhiệm làm giám mục Kon Tum cho đến khi ông bị nhà cầm quyền cộng sản trục xuất ra khỏi Việt Nam năm 1975. Hơn 20 năm trời đằng đẵng lo cho Tây Nguyên cho đến khi ông bị xua đuổi ra khỏi mảnh đất cao nguyên một cách phũ phàng- một quê hương thứ hai của ông-. Tây Nguyên với hàng triệu hectare rừng hầu như còn ở trong tình trạng hoang sơ. Vậy mà với chỉ một đợt dân di cư 54.000 người từ miền Bắc lập nghiệp ở các vùng Di Linh, Blao và một số nhỏ ở Ban Mê Thuột đã đủ làm nên nỗi sợ bị Kinh hóa của vị thừa sai?
...
Người thứ ba là thầy phó tế trẻ Việt Nam: Thầy Trần Sĩ Tin cùng với vài người anh em khác trong nhà Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, tình nguyện lên Kon Tum và đã ở lại đấy cho đến nay là 45 năm-2/3 cuộc đời của họ. Trần Sĩ Tín, một thanh niên vóc dáng cao lớn hơn người thường- thích hợp cho một cầu thủ bóng rổ hơn là tu sĩ. Ông có cái gốc gác lớn lên được ăn học, giáo dục từ môi trường đạo giáo của miền Nam VN. Và có thể có một cuộc sống tu trì an nhàn ở dòng Chúa Cứu Thế Sài Gòn ở đường Kỳ Đồng-. Điều gì đã làm ông khước từ tất cả- . Ngay khi mới chỉ là thầy với chức phó tế, ông đã thử làm phu khuân vác ở bến Tàu, đã rủ nhau đi làm thuê, cuốc đất trồng khoai cho cho các hộ nhà nông ở Tùng Lâm, Kim Thach, Thánh Mẫu, đã thử về đồn điền Fyan của nhà dòng ở khu Lâm Đồng. Cuối cùng ông đã chọn vào đời bằng Khung cửa hẹp, bằng những con đường gồ ghề, bằng những thách đố và thử thách ít ai dám làm và thử làm. Thoạt đầu, ông đã lập Nhóm Ra Đi để thoát ra khỏi cái cơ cấu khuôn mẫu, nề nêp mà quá chật hẹp của tu viện!!! Nhóm ra đi được hiểu như một sự dấn thân, nhập cuộc theo tinh thần triết học nhân bản lúc bấy giờ. Cuộc ra đi ấy nay trải dài suốt cuộc hành trình nhân thế đượm hy sinh, lý tưởng. Đó là tinh thần phục vụ con người không tính toán so đo theo nghĩa đến tận cái đáy của sự phục vụ không kể thân mình.
Tính cách nhân chứng của ba người trên ở trong những hoàn cảnh chính trị, xã hội, tôn giáo khác nhau, ở hướng đào tạo khác nhau- một người ở bên Tây, một người ở miền Bắc xã hội chủ nghĩa, một người miền Nam, lại có chung một hoài bão: Phải cứu lấy Tây Nguyên.
Trước khi trình bầy đầy đủ về họ, tôi xin thưa là động lực thúc đẩy tôi viết bài này bắt đầu từ câu chuyện của cuốn sách: Nước mắt của Rừng mà tôi có dịp đọc và giới thiệu.
Một ngạc nhiên và cũng thật bất ngờ khi tôi đọc và giới thiệu cuốn Nước Mắt của rừng của Amai B’Lan, tôi có một số suy nghĩ miên man tự đặt ra cho mình là tại sao một cô gái 20 tuổi lại có những cảm nhận khác người là lo lắng cho cho số phận sống còn của Tây Nguyên như thế! Cô biết gì về Tây Nguyên? Nhận thức có được bao nhiêu về hệ sinh thái, về các kiến thức liên quan đến nhân chủng học, về tín ngưỡng, phong tục Tây Nguyên để có can đảm lên tiếng? Tiếng gọi nào thúc đẩy cô tình nguyện lên Cao Nguyên dạy học?
Trong nỗi lo lắng rất con người của cô mà không cần trang bị một kiến thức cần và đủ-không cần có những con số, thống kê-. Cô cảm nghiêm được số phận của Tây Nguyên. Cô thầm trách người Kinh đã bằng nhiều cách lợi dụng, khai thác, chiếm đất đai và bóc lột người dân Tây Nguyên. Cô viết:
“Người Jrai đã từng là chủ vùng đất này(tên Gia Lai đọc từ chữ Jrai mà ra). Tổ tiên họ đã sống và chết ở đây. Họ có cách sống và văn hóa của riêng họ. Trên đầu họ là bầu trời tự do. Dưới chân họ là đất rừng linh thiêng. Họ sống như thể biết bao thế hệ. Mọi chuyện cứ diễn ra như thuở ban đầu cho tới khi người Kinh tới”.
(Amai B’Lan, Nước mắt của rừng, trang 35)
Khởi đi từ những suy nghĩ của tôi khi đọc Những giọt nước mắt của rừng, tôi ngược dòng tìm hiểu quá trình hoạt động của giám mục Seitz và Trần Sĩ Tin trên Tây Nguyên.
GS. Nguyễn Văn Lục
*Lược trích đoạn trong bài viết của Gs Nguyễn Văn Lục đăng trên https://www.ngo-quyen.org/.../gs-nguyen-van-luc-ve-so...
Không có mô tả ảnh.
Tất cả cảm xúc:
Hân Lê Thị Ngọc, Thanh Phan và 81 người khác
6
12
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Khắc Thiện Đinh
Người bản địa ở đây sống với rừng, nhưng rừng bị người ta tàn phá mất. Không biết sau này họ sống như thế nào ?

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét