Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2022

BÁNH TRÁNG - HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ *Tiểu Vũ – Tuệ Lâm

 


6 tháng 4 lúc 15:38 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Ngày xưa trên đất Ban mê đã hình thành nghề làm bánh tráng... (Hình ảnh do Kestler ghi lại vào năm 1968-1969)
BÁNH TRÁNG - HƯƠNG VỊ QUÊ NHÀ
*Tiểu Vũ – Tuệ Lâm
Bánh tráng là bánh đa là một dạng bánh sử dụng nguyên liệu chính là tinh bột tráng mỏng phơi khô, khi ăn có thể nướng giòn hoặc có thể làm nem cuốn. Đây là nguyên liệu để làm rất nhiều món ăn rất Việt, đặc biệt là nem rán – món ăn được rất nhiều người nước ngoài yêu thích.
Tên gọi bánh tráng có xuất xứ từ miền Nam, gọi là bánh tráng vì công đoạn chủ yếu khi làm bánh là phải tráng mỏng. Ở miền Bắc trước đây cũng gọi là bánh, tuy nhiên, đến thời chúa Trịnh Tráng ở đàng Ngoài thì phải đổi gọi là bánh đa để kiêng húy chúa Trịnh Tráng. Ở đàng Trong không chịu ảnh hưởng của các chúa Trịnh nên tiếp tục gọi loại bánh này là bánh tráng.
Nhà nghiên cứu Minh Chánh đặt giả thiết là bánh tráng có từ đời nhà Trần. Bắt đầu từ việc vua Trần Nhân Tông gả Huyền Trân công chúa cho Chế Mân để đổi lấy hai châu Ô và Rí. Sau đó nhà Trần phát triển vào thành Đồ Bàn, hiện nay nằm trong địa bàn tỉnh Bình Định.
Người ta cho rằng tất cả nguồn thức ăn, nước uống đã bị bùa yểm nên dân ngoài Bắc di cư vào Bình Định thời đó ăn, uống đều bị thổ tả. Sau đó, người dân phải sử dụng bùa của Thái Thượng Lão Quân để trừ, trước khi ăn phải vẽ bùa vào giấy và đốt. Sau này, người ta thấy quá phức tạp nên sáng tạo ra chiếc bánh tráng.
Quan sát người làm bánh tráng ở Bình Định, người ta thấy khi đổ bột lên mặt khuôn, bao giờ họ cũng vạch 5 vạch ngang và 4 vạch dọc. Đó là kiểu bùa “Tứ tung, ngũ hoành” để trừ cách ếm bùa. Vì vẫn mang quan niệm bánh tráng là bùa, có tính cách linh thiêng nên không ở đâu như Bình Định, muốn bẻ bánh tráng trong lúc cúng giỗ, người ta phải đưa lên trên đầu mà bẻ, biểu hiện sự cung kính. Cách giải thích này nghe có lý nhưng chưa được ai kiểm chứng. Hay chỉ vì bánh tráng quá cần thiết và gắn liền với đời sống dân Bình Định nên người ta tìm mọi cách để chứng minh nó có nguồn gốc ở đất này.
Món bánh tráng của Việt Nam vô cùng phong phú, trong đó có món bánh tráng phơi sương Trảng Bàng của người Tây Ninh. Không ai ở xứ Trảng Bàng biết được nghề làm bánh tráng ở đây có từ bao giờ, chỉ biết ước chừng làng nghề đã khoảng 100 năm.
Bởi theo các nghệ nhân cao tuổi, nghề này được người dân Trảng Bàng thừa hưởng từ thời cha ông ở vùng đất Ngũ Quảng, Bình Định đi khẩn hoang lập ấp ở Tây Ninh thế kỷ XVIII. Ban đầu là bánh tráng nhúng và bánh tráng nướng, sau này có nhiều loại khác được sáng tạo thêm, mà độc đáo nhất là bánh tráng phơi sương.
Những nghệ nhân ở đây chỉ nhớ từ khi sinh ra đã thấy ông bà, cha mẹ làm bánh nên lớn lên cũng theo nghiệp gia đình, gìn giữ nghề làm bánh tráng cho tới tận giờ.
Tiểu Vũ – Tuệ Lâm
*Làng nghề truyền thống làm bánh tráng ở xã Ea Bar (huyện Buôn Đôn, Đắk Lắk) được hình thành từ những năm 80 của thế kỷ trước. Ngày ấy, nơi này rất nghèo, người dân làm quần quật cả ngày mà cuộc sống vẫn không khá lên được. Sau này, một nhóm người ở Bình Định về đây lập nghiệp mang theo nghề làm bánh tráng bằng bột gạo đã phần nào giúp diện mạo của vùng quê nghèo từng bước đổi thay tích cực.
Làng nghề bánh tráng truyền thống xã Ea Bar được tỉnh Đắk Lắk công nhận vào năm 2012 (Theo https://langngheviet.com.vn/.../dak-lak-lang-nghe-truyen...)
Có thể là hình ảnh về 1 người và ngoài trời
San Lê Thị, Nguyen Thai Hai và 115 người khác
55 bình luận
Thích
Bình luận
Chia sẻ

55 bình luận

Phù hợp nhất


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét