Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2020

SỨ MỆNH GORDON SMITH *Thư Viện Tin Lành

Tin Lành đến Tây Nguyên... Đây là câu chuyện của một cặp vợ chồng truyền giáo người Mỹ gốc Canada đã định cư, năm 1929, trong số các bộ lạc người Thượng của vùng Tây Nguyên của Việt Nam 50 năm qua...
SỨ MỆNH GORDON SMITH
*Thư Viện Tin Lành
Phim Tài Liệu: Giáo sĩ Gordon Smith và Công Tác Truyền Giáo tại Việt Nam.
Lời Giới Thiệu của Ban Biên Tập:
Gordon and Laura Smith là hai giáo sĩ người Mỹ, gốc Canada. Ông bà đến Đông Dương vào năm 1929 và được Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (Christian and Missionary Alliance) bổ nhiệm hầu việc Chúa trong thời gian đầu tại Kratie, Kampuchia.
Năm 1934, ông bà được cử đến Ban-mê-thuột để truyền giáo cho người sắc tộc tại đây. Giáo sĩ Gordon and Laura Smith đã tìm hiểu văn hóa của người sắc tộc để giới thiệu Chúa cho họ. Bên cạnh việc giúp họ nhận biết Chúa để được cứu rỗi linh hồn, ông bà đã giúp các dân tộc thiểu số trong lãnh vực giáo dục và y tế. Giáo sĩ Gordon and Laura Smith đã tổ chức những lớp học để dạy cho người sắc tộc.
Năm 1941, khi Nhật xâm chiếm Đông Dương, Giáo sĩ Gordon Smith đã cùng gia đình di tản về Hoa Kỳ. Ông bà đã dùng thời gian này để viết một số sách, trình bày những nhận thức và kinh nghiệm của mình trong việc giới thiệu Chúa cho những người có một nền văn hóa thật khác biệt. Những tác phẩm của ông bà xuất bản trong thời kỳ này là:
– The Blood Hunters (World Wide Prayer & Missionary Union – 1942)
– Gong in the Night (Zondervan Publishing – 1943)
– The Missionary and Anthropology (Moody Press – 1945)
– Light in the Jungle (Moody Press – 1946)
– The Missionary and Primity Man (Van Kampen Press – 1947)
– Farther into the Night (Zondervan Publishing – 1955)
Đệ Nhị Thế Chiến kết thúc, Giáo sĩ Gordon and Laura Smith trở lại hầu việc Chúa tại Ban-mê-thuột. Nhận thấy tại Ban-mê-thuột có nhiều người sắc tộc bị bệnh phung, Giáo sĩ Gordon and Laura Smith đã thành lập bệnh viện phung tại Ban-mê-thuột.
Năm 1956, do bất đồng ý kiến trong cách gây quỹ cho bệnh viện, ông bà đã rời khỏi Hội Truyền Giáo Christian and Missionary Alliance, để thành lập một tổ chức truyền giáo mới gọi là Vietnam Christian Mission (Cơ Đốc Truyền Giáo Hội). Giáo sĩ Gordon and Laura Smith đã về hầu việc Chúa tại Đà Nẵng. Ông bà thành lập Trường Kinh Thánh cho Cơ Đốc Truyền Giáo Hội. Sau đó, một số Hội Thánh được thành lập. Tại Đà Nẵng, ông bà đã thành lập hai viện mồ côi để giúp các em có cha mẹ bị chết trong chiến tranh, và trường học để dạy các em. Thêm vào, ông bà cũng thành lập một trung tâm cho người bệnh phung mới tại vùng Đà Nẵng.
Năm 1974, Giáo sĩ Gordon Smith được 72 tuổi. Vì sức khỏe suy yếu, ông không thể hầu việc Chúa lâu hơn tại Việt Nam. Ông bà trở lại Hoa Kỳ, và cả hai về với Chúa tại Hoa Kỳ vào năm 1977.
Bên cạnh những đóng góp của ông bà cho công việc Chúa với Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (1929-1956), trong thời gian hầu việc Chúa với Cơ Đốc Truyền Giáo Hội (1956-1972), ông bà đã thành lập một trường Kinh Thánh đào tạo được 30 mục sư, truyền đạo, thành lập 30 Hội Thánh, một trung tâm cho người bệnh phung, và sáu cô nhi viện tại Kon Tum, Tuy Hòa, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, và Đà Nẵng (China Beach Orphanage và Crescent Beach Orphanage).
Mời bạn đọc xem phim tài liệu tóm tắt cuộc đời hầu việc Chúa của hai giáo sĩ Gordon and Laura Smith tại Việt Nam.
Thư Viện Tin Lành
www.thuvientinlanh.org
Bình luận

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét