Đến như cảnh "đánh ghen" cũng được lên tranh dân gian Đông Hồ..
CA DAO HÀI HƯỚC
*Theo Hoàng Trọng Hà
...
“Lỗ mũi mười tám gánh lông
Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho
Đêm nằm thì ngáy o o
Chồng yêu chồng bảo ngáy cho vui nhà
Đi chợ thì hay ăn quà
Chồng yêu chồng bảo về nhà đỡ cơm
Trên đầu những rác cùng rơm
Chồng yêu chồng bảo hoa thơm rắc đầu”
...
Khi châm biếm, phê phán những thói hư, tật xấu; tác giả dân gian đã xuất phát từ lý tưởng thẩm mỹ về người phụ nữ gắn với “công, dung, ngôn, hạnh”. Do vậy những gì trái với những chuẩn mực truyền thống đều trở thành đối tượng hài hước, trào phúng. Mặt khác cũng phải thấy rằng người phụ nữ Việt Nam dưới thời phong kiến có địa vị hết sức thấp kém bởi quan niệm trọng nam khinh nữ trong xã hội - “nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Họ là những người phải gánh chịu nhiều nỗi cay cực trong cuộc sống, thân phận bị phụ thuộc, bị ràng buộc bởi lễ giáo. Những bài ca dao hài hước về phụ nữ ra đời cũng có thể hiểu là sự phản ứng lại thực tại bằng cách phóng đại, nói quá lên những thiếu sót và nhược điểm.
Theo Hoàng Trọng Hà
*Đánh ghen (Tranh dân gian Đông Hồ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét