Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 22 tháng 1, 2024

NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN EA NAO BANMÉTHUOT (Lược trích) * Nguyễn Quang Hiền

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Đọc những Nhà máy thủy điện nửa đầu thế kỷ XX tại Việt Nam.. để hiểu thêm lai lịch về Thác Nhà Đèn ngày xưa...
NHÀ MÁY THỦY ĐIỆN EA NAO BANMÉTHUOT (Lược trích)
* Nguyễn Quang Hiền
Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng trong nước đều viết: nhà máy thủy điện đầu tiên của nước ta và của cả Đông Dương, là nhà máy thủy điện Suối Vàng (Ankroet) của Đà Lạt tỉnh Lâm Đồng; một nhà máy do người Pháp khởi công xây dựng từ tháng 10-1942 và phát điện năm 1945 để cung cấp điện cho Đà Lạt bằng đường dây 13,2 kV (đến giai đoạn 1957 chuyển sang cấp 31,5 kV khi nâng công suất nhà máy). Tuy nhiên, qua tài liệu lưu trữ chúng tôi nhận thấy có nhiều nhà máy thủy điện khác được xây dựng sớm hơn với công suất phát điện không phải là quá nhỏ và cũng có đường dây để chuyển dòng điện đi xa, có trường hợp vài chục cây số cách nhà máy, trong đó có thể kể đến nhà máy thủy điện của mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam), nhà máy thủy điện Tà Sa của mỏ Tĩnh Túc (Cao Bằng)… Qua đó, nhà máy thủy điện của mỏ vàng Bồng Miêu mới là nhà máy thủy điện đầu tiên của Quảng Nam và của cả nước (vì không có quy định về mức công suất nào mới được xem xét). Ngay cả về mức công suất thì nhà máy thủy điện Tà Sa là nhà máy xuất hiện sớm hơn với công suất tương tự nhà máy thủy điện Suối Vàng Ankroet ở giai đoạn đầu (Tà Sa năm 1917-1918, so với Ankroet năm 1942-1945). Còn nếu tính theo các nhà máy thủy điện cung cấp điện vào lưới công cộng thì trong 4 nhà máy Cát-cát (Sa-pa), Ea Nao (Buôn Ma Thuột), Ankroet (Đà Lạt) và Bàu Cạn (Pleiku) ta thấy các nhà máy thủy điện Cát-Cát và Ea Nao tuy nhỏ nhưng là những nhà máy thủy điện cung cấp cho lưới điện công cộng sớm hơn (Cát-cát năm 1930, Ea Nao năm 1934, so với Ankroet năm 1945)...
...
1) Nhà máy thủy điện của mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam) năm 1910.
2) Nhà máy thủy điện Tà Sa mỏ Tĩnh Túc (Cao Bằng) năm 1917-1918.
3) Nhà máy thủy điện Bản Mân (Hà Giang) năm 1927-1929.
4) Nhà máy thủy điện Bản Thi (Quảng Yên) năm 1928-1929.
5) Nhà máy thủy điện Cát-cát (Sa-pa - Lào Cai) năm 1929-1930.
6) Nhà máy thủy điện Ea Nao (Buôn Ma Thuột) năm 1932-1933:
Ông R.C. Bourgery, nguyên là kỹ sư điện và là tỷ phú Pháp sinh sống tại Đà Lạt; Ông Bourgery đã từng là chủ khu biệt thự “Domaine Bourgery” mà sau này vua Bảo Đại mua lại vào năm 1949, nay gọi là Dinh 1. Con đường dẫn đến khu nhà này được mang tên Bourgery từ tháng 11-193119 (19 Bulletin administratif de l’Annam, 23-11-1932 – Dénomination des rues et places de la ville Dalat). Tạp chí Quản lý hành chính Trung kỳ (Bulletin Administratif de l’Annam) thông báo: Ngày 13-7-1932 ông Bourgery được cấp quyền sử dụng thác nước của Ea Nao (Darlac, tức Dak Lak hiện nay) tại km4 trên đường quốc lộ 21 đi Buôn Ma Thuột và nằm cách quốc lộ này 1 km để xây dựng nhà máy thủy điện, thời hạn cấp quyền là 50 năm kể từ ngày ký nghị định; thời gian xây dựng dự kiến kéo dài 2 năm (20 Bulletin administratif de l’Annam, 17-8-1932 – Concession prise d’eau sur la rivière Ea Nao (Darlac)).
Qua năm 1933 báo chí Pháp đưa tin: Cách trung tâm thị tứ Buôn Ma Thuột 6km, ông Bourgery quyết định ngăn một thác nước để làm thủy điện. Đập ngăn dài 60 mét, rộng 8 mét xây bằng đá hộc khai thác tại chỗ, từ cửa nhận nước một kênh dẫn dài 900 mét chạy dọc theo con đường làm để phục vụ công trình thủy điện này, cuối cùng là đường ống áp lực bằng thép đưa nước vào tua-bin dưới cột áp 20 mét. Lưu lượng nước có thể từ 500-600 lít/giây, dự kiến ban đầu đặt 2 cụm máy phát 50 KVA, đưa điện ra bằng cáp ngầm 6 kV rồi chuyển điện về BMT. Tại ngõ vào thành phố có một trạm biến áp hạ xuống 115/200 V dùng để chiếu sáng. Nghị định cấp đất để ông Bourgery lắp đặt đường cáp ngầm 6 kV cung cấp điện cho trung tâm thị tứ BMT ghi rõ: tuyến cáp ngầm dài 1.340 mét gồm 2 đoạn: 460 mét men theo đường số 2 nối dài (voie No2 prolongée) và 880 mét dọc theo quốc lộ 14; trạm biến áp nhận điện đặt tại giao lộ giữa quốc lộ 14 và đường mang tên “đường Nhà máy điện” (rue de l’Usine électrique) (21 L’Éveil économique de l”Indochine, 28-5-1933, tr. 5).
Ngày 17-8-1934, công sứ Pháp tại Buôn Ma Thuột là Gerbinis, căn cứ hợp đồng ký với ông Bourgery để cung cấp điện cho chính quyền Darlac, đã ban hành quyết định số 21 quy định giá điện tại đồng hồ đo đếm điện (công tơ, compteur- mètre) như sau: 1) Thắp sáng và quạt giá 20 cents/ kWh (0$20/kWh); 2) Dùng để sưởi và động cơ điện giá 7 cents/kWh (0$07/kWh) (đến 01-5-1935 giảm còn 0$06/kWh). Ngoài ra thuê bao còn phải trả tiền thuê công tơ điện: 1) loại 3 pha 0$30/tháng; 2) loại 0-5A 0$50/tháng; 3) loại 5-10A 0$80/tháng; 4) loại >10A 1$00/tháng (22 Bulletin administratif de l’Annam, 30-8-1934, tr. 1469-1470).
Vì nhà máy thủy điện này cấp điện cho lưới công cộng nên trong báo cáo năm 1937 về sản lượng điện và tiêu thụ điện toàn Đông Dương (L’énergie électrique en Indochine – Production et consommation en 1937) sản lượng điện của nhà máy Cát-cát Sa-pa và nhà máy Ea-Nao BMT là sản lượng thủy điện được đưa vào báo cáo cùng với toàn bộ sản lượng điện còn lại là từ các nhà máy nhiệt điện (23 L’énergie électrique en l’Indochine – Production et consommation en 1937, tr. 1/3 (đã dẫn).).
7) Nhà máy thủy điện Nà Ngần năm 1933.
8 - Nhà máy thủy điện Suối Vàng Ankroet (Đà Lạt) năm 1942-1945.
9) Nhà máy thủy điện Bàu Cạn (Pleiku) 1949-1950.
Kết luận:
Sau khi ghi lại những nét cơ bản về 9 nhà máy thủy điện được xây dựng trong nửa đầu thể kỷ XX trên toàn quốc, chúng ta nhận thấy trên thực tế nhà máy thủy điện của mỏ vàng Bồng Miêu mới là nhà máy thủy điện đầu tiên của Việt Nam (vì không có quy định về mức công suất nào mới được xem xét) ngay cả về mức công suất thì nhà máy thủy điện Tà Sa là nhà máy xuất hiện sớm hơn với công suất tương tự nhà máy thủy điện Suối Vàng Ankroet ở giai đoạn đầu (Tà Sa năm 1917-1918, so với Ankroet năm 1942-1945). Còn nếu tính theo các nhà máy thủy điện cung cấp điện vào lưới công cộng thì trong 4 nhà máy Cát-cát Sa-pa, Ea Nao Buôn Ma Thuột, Ankroet và Bàu Cạn Pleiku ta thấy các nhà máy Cát-Cát và Ea Nao tuy nhỏ nhưng là những nhà máy thủy điện cung cấp cho lưới điện công cộng sớm hơn (Cát-cát năm 1930, Ea Nao năm 1934, so với Ankroet năm 1945). Cuối cùng, kể về độ bền thiết bị thì tua-bin + máy phát của nhà máy thủy điện Bàu Cạn là bền nhất, trên 72 năm vẫn còn đang vận hành.
Pleiku, 15-12-2022
Nguyễn Quang Hiền, nguyên PGĐ Cty Điện Lực Gia Lai.
Tất cả cảm xúc:
Hung Kieu, Khanh Vuquoc và 69 người khác
14
3
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Bo Dao
Kỷ niệm nhiều … thác nước đổ , suối chảy dài … nhớ nhớ banmê .! Vườn rau nhỏ , ven bên suối .. đường đất đỏ , đi vô làng … cay soài cao , nước đầu nguồn .. ống tre chảy , nhìn thượng tắm …
  • Yêu thích
  • Phản hồi
  • Đã chỉnh sửa

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét