Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 12 tháng 3, 2022

ĐẾN VỚI DÂN TỘC Ê ĐÊ *Linh mục Giacôbê Phạm Xuân Lương- Ban Mê Thuột.

 

6 tháng 3 lúc 21:22 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Họ là dân cư bản địa từ lâu đời, ít nhất từ thế kỷ IV sau Công Nguyên...
ĐẾN VỚI DÂN TỘC Ê ĐÊ
*Linh mục Giacôbê Phạm Xuân Lương- Ban Mê Thuột.
Sắc lệnh Truyền Giáo (Ad Gentes) ghi rõ: “…Phải huấn luyện bổ túc để các nhà truyền giáo hiểu biết rộng rãi về lịch sử, về cơ cấu xã hội và tập quán của các dân tộc; thấu triệt trật tự luân lý, luật lệ tôn giáo và cả những ý tưởng thâm sâu mà theo truyền thống thiêng liêng các dân tộc ấy có quan niệm về Thiên Chúa, về vũ trụ và về con người…” [1]
Như vậy, theo sự hướng dẫn Giáo Hội, cần phải có sự hiểu biết tương đối đầy đủ về các khoa nhân văn như : Xã Hội Học, Nhân Chủng Học, Phong Tục Học…Đặc biệt, khoa Xã Hội Học Tôn Giáo, vốn là một bộ môn nghiên cứu những vấn đề thuộc các dữ kiện tôn giáo và trình bày những căn nguyên xã hội của một số hành vi tôn giáo qua các tiến trình lịch sử nơi một dân tộc. Có như thế, người truyền giáo có thể hiểu biết tận căn những yếu tố quan trọng của một dân tộc, nhất là những gì liên hệ đến luân lý và tôn giáo; để rồi, có khả năng nhận thức đâu là những điều phù hợp hoặc đối nghịch với đức tin công giáo trong văn hóa và tâm thức tôn giáo của dân tộc ÊĐê ; nhờ đó, việc thể hiện hội nhập văn hóa hoặc áp dụng các phương thức mục vụ truyền giáo được chính xác và hiệu quả, có như thế, người tông đồ mới hy vọng huấn luyện những người ÊĐê đạt tới một đời sống đức tin Kitô trưởng thành để họ có thể vượt thoát mọi luật tục và tín ngưỡng cổ truyền hiện nay đang còn gây ra những sai lạc trái với đức tin và luân lý Công Giáo.
Đề tài này bao hàm nội dung rất phong phú và đa dạng, trong tập tài liệu này, ban biên soạn chỉ trình bày tóm lược đời sống văn hóa dân tộc ÊĐê. Để nghiên cứu chuyên biệt, xin tham khảo một số tài liệu được giới thiệu trong phần Thư Mục.
I. TÓM LƯỢC VĂN HÓA DÂN TỘC ÊĐÊ
1. TỘC DANH (Nom de I'ethnie): [2]
1.1 Tộc danh “ÊĐÊ”
+ Tộc danh này chỉ những người sống trong rừng tre (Êtê hay Êđê là tên gọi của một loại tre).
+ Hoặc đó là tên gọi một vị thần tối cao là Aê Diê (được đọc lướt biến thành ÊĐê) bởi thế, đồng bào ÊĐê còn tự gọi mình là “Anak ÊĐê” (“con cái Êđê”), hiểu như trên có thể mang một nghĩa mới là “con cái của Ông Trời”
+ Có truyền thuyết khác cho rằng từ ngữ ÊĐê bắt nguồn từ Phạn Ngữ Đêgar hoặc là Anak Đêgar. Đêgar nghĩa là cao nguyên. Anak Đêgar được hiểu là những người sống trên cao nguyên.
+ Tộc danh này còn ám chỉ “những người mới đến” từ hang đất Ađrênh ở Phía Nam thành phố Buôn Ma Thuột theo như truyền thuyết ÊĐê kể lại [3]
+ Hiện nay, tộc danh ÊĐê được dùng một cách phổ biến và chính thức.
1.2 Tộc danh “RAĐÊ”
Có ý kiến cho rằng tộc danh này biến dịch do từ Orang Đê” mà ra; vì ‘Orang’ có nghĩa là ‘người’, một từ được dùng ở những tộc người tại Đông Nam Á thuộc ngữ hệ Malayo - Pôlynêdiên, bởi đó người Raglai còn gọi là Orang Glai. Người Jarai cũng gọi người ÊĐê là Rơđê theo qui luật biến âm “Ê” (ÊĐê) thành Rơ (Jarai) như Êmeh thành Rơmeh = con tê giác; Êmô thành Rơmô = con bò.
Bởi đó, tộc danh Rađê có thể bắt nguồn từ cách gọi của người Jarai, (tiềng Pháp phiên âm thành Rhadé). [4]
2. NGUỒN GỐC CHỦNG TỘC ÊĐÊ
Rất nhiều nhà khoa học về Ngôn Ngữ Học, Khảo Cổ Học, Nhân Chủng Học và Dân Tộc Học đã nghiên cứu nguồn gốc các dân tộc bản địa Việt Nam và Đông Nam Á; nhưng việc hệ thống hóa các tư liệu để tiến tới những xác định khoa học cụ thể là một vấn đề còn gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên, chúng ta vẫn có thể tìm thấy được một vài giải đáp sơ bộ về vấn đề nguồn gốc tộc người ÊĐê như sau:
Chúng ta biết, loại hình “Anhđônêdiên” và “Nam Á” là hai nhóm loại hình nhân chủng hiện nay trong thành phần các cộng đồng dân tộc Việt Nam.
Loại hình “Nam Á” gồm đại đa số các dân tộc như Mường, Nùng, Thái, Khơ-me Nam Bộ v.v…
Loại hình “Anhđônêdiên” gồm một số ít các dân tộc ở Trường Sơn – Tây Nguyên như ÊĐê, Jarai, Chăm, Raglai, Churu (xem phụ lục II).
“… Ngày nay, các nhà nhân chủng học cho rằng Bán đảo Đông Dương là vị trí nằm trong khu vực tiếp xúc đầu tiên của hai đại chủng Ôxtralôít và Môngôlôít mà loại hình “Anhđônêdiên” là kết quả sự hỗn chủng giữa hai đại chủng trên. Sự kiện này đã diễn ra suốt “Thời Kỳ Đồ Đá Giữa” và kéo dài về sau. Đến “Thời Kỳ Đồ Đá Mới”, loại hình Anhđônêdiên xuất hiện ngày càng rõ nét, trong đó, thành phần Môngôlôít trở nên nhân tố chủ yếu) [5]
* Tài liệu Cổ Nhân Học ở Việt Nam vào thời Đồ Đá Mới như Di Chỉ Phố “Bình Gia” (Lạng Sơn) do R.Vecnô đo đạc và công bố năm 1906; kế đến, Di Chỉ “Đồng Thuộc” và “Làng Cườm” được Caloni nghiên cứu và công bố năm 1925. tiếp theo là 5 chiếc sọ ở Cà Mau được tìm thấy năm 1958. … Trong số 32 chiếc sọ do các nhà nghiên cứu nước ngoài phát hiện, có 16 sọ Anhđônêdiên, 10 sọ Mêlanêdiên, 1 sọ Anhđô-Môngôlôít, 1 sọ Anhđô-Mêlanêdiên, 1 sọ Nêgritô-Anhđônêdiên, 1 sọ Nêgritô, 1 sọ Oâxtralôít, 1sọ Ôxtralôít-Mêlanêdiên.
Với những phương pháp chuyên môn, qua các tài liệu Cổ Nhân Học này, đa số các nhà nghiên cứu đều tán đồng giả thuyết cho rằng nhóm “loại hình Anhđônêdiên” và “Nam Á” đều là những phân cấp của tiểu chủng Môngôlôít Phương Nam ở thời đại Đồng Thau trở về sau; hoặc Anhđônêdiên là một variant của nhóm loại hình Nam Á (N.N Trêbôcxarôp, 1955, TL 89, trang 39-56). Kết luận này cho thấy “khu vực Đông Nám Á đã từng là chiếc nôi sản sinh ra nhiều loại hình nhân chủng, hoặc còn tiếp tục tồn tại và phát triển tại đây, hoặc đã di cư tới các vùng lục địa khác…..Khu vực Đông Nam Á đã từng xảy ra nhiều sự kiện trọng đại trong lịch sử tiến hóa nhân chủng như sự phát sinh mẫu người hiện đại (homo sapiens) từ xa xưa của lịch sử và vẫn còn tiếp diễn cho tới ngày nay”. [6]
+ Riêng đối với người ÊĐê, họ đã có một ý thức dân tộc rõ rệt và được liệt kê vào một trong năm mươi bốn dân tộc tại Việt Nam. Dân tộc ÊĐê nay đã phân thành nhiều nhóm địa phương (groupuscules locaux) riêng biệt như : Kpă, Mdhur, Adham, Blô, Ktul, Bih, Krung, Êpan, Hwing, Dong Kay, Dong Măk, Dliê, Arul, Kdrao, Êning, Kăh, Ruê, Kdung, Kmưn, Ktu, Ktlê…Tuy có nhiều “nhóm”, nhưng khá thống nhất về phong tục và ngôn ngữ, về tính dân tộc đặc thù.
+ Các dân tộc có liên quan : Utsul – Jarai – Raglai – Mă Lai - Chăm - Churu – Indonesia – Philippines – Brunei – Dân tộc Hồi Giáo Miền Nam Thái Lan…
3. DÂN SỐ (Population) [7] + [DT]
Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người ÊĐê ở Việt Nam có dân số 331.194 người, cư trú tại 59 trên tổng số 63 tỉnh, thành phố. Người ÊĐê cư trú tập trung tại các tỉnh:
. Đăk Lăk ( 298.534 người, chiếm 17,2% dân số toàn tỉnh và 90,1% tổng số người ÊĐê tại Việt Nam),
. Phú Yên (20.905 người),
. Đăk Nông (5.271 người),
. Khánh Hòa (3.396 người).
+ Tại một số quốc gia khác:
Campuchia (120.000 người ) Hoa Kỳ (30.000 người), Pháp (1000 người). Tại Thái Lan, Canada, Phần Lan, Thụy Điển và các nước Bắc Âu cũng có một ít người ÊĐê sinh sống, nhưng chưa có số liệu dân số chính thức.
+ Có Bản Thống Kê khác năm 2015 : dân tộc ÊĐê gồm khoảng 270.348 người. (xem phụ lục I)
4. VÙNG ĐỊNH CƯ (Aire d’habitat) [8]
Hầu hết người ÊĐê tạị Việt Nam định cư tập trung ở vùng Đăklăk, chỉ một số ít định cư ở phía tây tỉnh Khánh Hòa và tỉnh Phú Yên. Họ là dân cư bản địa từ lâu đời, ít nhất từ thế kỷ IV sau Công Nguyên. Thế kỷ X, tên ÊĐê đã được ghi trên bia ký Chăm ở vùng Đăklăk….Vua cuối cùng của Chăm là Pôrômê (1624 -1654) đã cưới vợ người ÊĐê là H'Bia Than Chan...
(Còn tiếp)
Lm. Gc. Phạm Xuân Lương- BMT
Có thể là hình ảnh về 10 người và ngoài trời
San Lê Thị, Ly Trinh và 179 người khác
47 bình luận
20 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

47 bình luận

Phù hợp nhất


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét