Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2024

HỒI ỨC VỀ XE LAM TRÊN ĐƯỜNG PHỐ BMT *Ama Nô

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Ngày xưa ở Ban Mê... Chỉ cần nghe tiếng động cơ.. biết ngay đó là tiếng Xe Lam mà không lẫn vào đâu được.
HỒI ỨC VỀ XE LAM TRÊN ĐƯỜNG PHỐ BMT
*Ama Nô
Nơi tôi sinh ra, lớn lên có tên gọi thân quen là Chợ Nhỏ (Cổng số một) - cách ngã 6 (tên gọi là Trụ đèn ba ngọn ngày xưa) khoảng 1 km, hiện nay là đoạn đường Nguyễn Viết Xuân, phường Tân Thành, thành phố Buôn Ma Thuột. Một điều vô cùng đặc biệt khi nhắc đến xóm Chợ Nhỏ, người dân còn gọi thân thương bằng tên khác – Xóm xe lam. Vì hầu hết trong xóm nhà nào cũng có xe lam chạy kinh doanh khách công cộng ở cự ly gần (một nghề rất phổ biến, thuận tiện trong giao thông thời điểm bấy giờ).
Xóm này có gia đình hai đời lái xe lam và còn sửa xe lam cho nhiều nơi khác, họ sửa xe lành nghề, sáng tạo tới mức được dân xe lam gọi vui là “nghệ nhân”. Những năm tháng sau giải phóng, đồ phụ tùng thay thế không nhập khẩu được nên rất khan hiếm, do đó, chính những bác tài xế kiêm luôn việc tự sửa chữa, độ chế, lắp ghép từ những chiếc xe cũ hoặc các dòng xe khác có cùng chủng loại. Nhờ đó, những chiếc xe cũ kỹ vẫn lăn bánh phục vụ đời sống dân sinh trong khi đất nước mới bước ra khỏi chiến tranh.
- Hoài niệm về những chiếc xe lam quen thuộc trên đường phố Ban Mê Thuột trước năm 1975.
Trước năm 1975, Ban Mê Thuột chỉ là tỉnh lỵ nhỏ với vài ba con đường chính. Một con đường được coi là xương sống chạy xuyên tâm theo hướng Bắc Nam. Một điểm đặc biệt con đường mà thế hệ 6X, 7X đều nhớ như in là rất nhiều cây muồng hai bên đường. Mỗi mùa sâu, nhộng bướm của cây muồng đều là kỷ niệm của rất nhiều thế hệ. Đây cũng là quốc lộ 14 có đoạn mang tên Độc Lập (từ ngã sáu về cổng số 2 – Cầu trắng). Có đoạn mang tên Tự Do (từ ngã sáu ngược lên cây số 3). Vào khu trung tâm chợ cũng chỉ vài con đường chính: Ama Trang Long, Quang Trung, Phan Bội Châu, Hoàng Diệu, Phan Chu Trinh, Lý Thường Kiệt, Y Jút, Nguyễn Thái Học, Tôn Thất Thuyết... Phương tiện đi lại trên đường phố chủ yếu có xe đạp; xe gắn máy loại phân khối nhỏ như Honda Damme dành cho nữ, Honda SS67 dành cho nam; xe máy đạp có Vélo Solex, Mobylette; còn phương tiện công cộng thì có xích lô đạp, xích lô máy, xe ngựa và xe lam.
Những đô thị nhỏ như Ban Mê Thuột ngày đó không có xe buýt, xe lam là phương tiện giao thông công cộng chủ yếu.
Ngoài hai bến xe cố định ở hai đầu đi và đến, theo lộ trình được quy định, hành khách có thể xuống bất cứ nơi nào chứ không cần phải đến trạm như xe buýt vì xe lam không có trạm. Bất cứ lúc nào, khi ta muốn đi thì chỉ cần ra sát vệ đường giơ tay vẫy là xe lam sẽ ngừng lại để khách bước lên nếu xe còn chỗ; nếu không khách chỉ cần đợi chuyến sau. Người buôn bán có thể chất quang gánh, bao và một số thứ lỉnh kỉnh trên nóc xe - điều mà xe buýt không thể có được.
Hồi đó, lộ trình xe lam hầu như chỉ theo trục lộ Bắc Nam, có mấy bến được quy ước điểm đầu, điểm cuối. Ví như một điểm ở cầu Trắng (cổng số 2) thường có xe đậu. Ai muốn đi chợ Ban Mê Thuột thì ra xe và điểm cuối là bến xe chợ. Xa hơn còn có các bến Duy Hòa (Hòa Khánh), cầu 14 (Hòa Phú) phía Nam hoặc Đạt Lý (Hòa Thuận) phía Bắc theo đường 14 hay Trung Tâm tình thương (Hòa Đông) phía Đông theo đường 21 (nay đường 26).
Thiết kế của xe lam chở khách khá đặc biệt, chia làm hai “toa” hẳn hoi. Phần đầu xe là nơi bác tài điều khiển càng lái (giống như ghi-đông xe gắn máy). Dưới ghế ngồi của bác tài là thùng chứa máy xe, hễ xe chết máy hay “xịch đụi” là bác tài phải nhảy xuống đường, giở yên lên, rồi giật dây hoặc đạp cần cho máy nổ. Có khi phải tra dầu, chùi bu-gi cho máy xe. Tuy thùng sau xe được gắn để chở khách, nhưng nếu thùng sau hết chỗ, các bác tài sẵn sàng ngồi khép nép lại một tí để có thể chở thêm được 2 khách ngồi 2 bên. Xe thì thiết kế cho 8 - 10 người ngồi nhưng khi đến Việt Nam, cũng như bao loại xe khác, xe lam vẫn phải “cõng” một số lượng khách gấp đôi, có khi gấp 3 trọng tải cho phép. Khách ngồi trên hai hàng ghế dài ở khoang sau, ngồi chen lên khoang lái, và leo cả lên trên nóc nữa… Xe lam ngoài tác dụng chở khách còn có tác dụng chở hàng. Kỳ thực nó được nhập về nước ta trong thời kỳ đó dưới hình thức không đóng thùng và tùy công năng chuyên chở sẽ được đóng thùng sau khi nhập. Tên gọi “xe lam” bắt nguồn từ tên gọi của dòng sản phẩm xe 3 bánh Lambro hay Lambretta của Ý do công ty cơ giới Innocenti chế tạo. Các dòng xe lam lần lượt được nhập vào Việt Nam vào giữa thập niên 1960 để thay thế xe thổ mộ (xe ngựa kéo) vẫn còn được lưu hành vào khoảng thời gian đó.
Trong thời kỳ chiến tranh loạn lạc vào những năm đầu 1960 thì việc sở hữu được một chiếc xe lam cũng không phải là điều dễ dàng, dù nghề lái xe lam mang lại nhiều lợi nhuận. Giá một chiếc xe lam vào thập niên 60 khoảng 30 cây vàng (Mọi người hay nói vui: “Chạy một ngày, ăn cả tháng chưa hết”).
Thập niên 1950, người Ban Mê Thuột vẫn thấy xe ngựa. Từ thập niên 1950 sang 1960 thì xích lô đạp và xích lô máy nở rộ, sau đó là đến xe lam. Số lượng xe lam riêng tại Ban Mê Thuột là vài trăm chiếc xe vào đầu thập niên 1960, sang thập niên 1970 thì tăng lên đến con số ngàn chiếc.
Sau 1975, các phương tiện cơ giới khác bị thiếu xăng hoặc thiếu phụ tùng thay thế không sử dụng được, xe lam trở thành phương tiện phổ biến, rẻ tiền, bước vào thời kỳ rực rỡ nhất. Xe lam, trong hồi ức của nhiều người thành thị vẫn là một thứ dư vị khó phai, với những tiếng “bành… bành…’’ đầy quen thuộc.
...
AMA NÔ
Tất cả cảm xúc:
Khanh Vuquoc, Kim Vinh Nguyễn và 163 người khác
65
3
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Phạm Thuỳ Hương
...Đọc bài viết...nhớ thương người Anh cùng xóm , luôn ngừng xe Lam khi thấy em đi bộ đến trường hay về nhà...dù mưa hay nắng...
Cám ơn Tác giả và anh XT thiệt nhiều...

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét