Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 18 tháng 4, 2023

ĐỐ VUI ĐỂ HỌC *Kinh Bồng

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Chương trình này bắt đầu phát năm 1966, do Trung tâm Học Liệu thuộc Bộ Giáo dục (miền Nam) thực hiện...
ĐỐ VUI ĐỂ HỌC
*Kinh Bồng
Thập niên 60 của thế kỷ trước đài truyền hình Sài gòn có chương trình “Đố vui để học” nhằm mục đích tạo sân chơi cho các học sinh có cơ hội tranh tài về kiến thức trong học vấn của mình. Chương trình giống như “Đường lên đỉnh Olympia “ bây giờ.
Đối tượng tham dự là từng nhóm ba học sinh đại diện cho đệ Nhất cấp hoặc đệ Nhị cấp bậc Trung học. Cấp nào thì đấu theo cấp đó. Lúc đó, đại diện cho đệ Nhất cấp là lớp đệ Tứ và đại diện cho đệ Nhị cấp là lớp đệ Nhất. Thời ấy, do việc di chuyển, lưu trú khó khăn nên chương trình thường tập trung cho các trường trung học ở Sài gòn. Thầy Nguyễn thanh Tùng, người cao trên 1,7 m thanh mảnh, kính cận gọng đen, mặt chữ điền, đẹp trai, ăn nói lưu loát, kiến thức sâu rộng, điều khiển chương trình. Chương trình do Trung tâm học liệu Bộ Giáo Dục tổ chức. Trung Tâm Học Liệu có hai phòng thu hình: một tại đường Trần bình Trọng, kế sân vận động Lam Sơn, một tại trường Trung học Đắc Lộ ở vòng xoay Lê văn Duyệt (**) .
Nội dung thi đấu bao gồm các câu hỏi về đủ các loại đề tài: Văn, Sử, Địa, Toán, Lý, Hóa, Công dân giáo dục …kể cả những kiến thức về thời sự, khoa học kỹ thuật đang nổi bật ở trong và ngoài nước.
Phương thức thi đấu: cuộc thi đấu diễn ra tay đôi giữa 2 đội, mỗi đội có ba học sinh ngồi vào 2 chiếc bàn đối diện nhau. Đội trưởng ngồi ở giữa 2 trò trong đội. Trên bàn trước mặt mỗi em học sinh có một nút bấm chuông, có đèn báo màu đỏ. Chuông này lại được nối với hai chiếc đèn xanh và đỏ đặt trước mặt của thầy điều khiển chương trình. Luật chơi, học sinh không được quyền bấm chuông để nói trước khi thầy điều khiển chương trình dứt câu hỏi. Nếu một người trong đội nào bấm trước, đội đó sẽ mất quyền ưu tiên trả lời. Đèn đỏ ở bàn thầy điều khiển sẽ bật sáng báo hiệu phạm luật. Luật chơi cũng quy định, người của đội nào bấm chuông trước sẽ được ưu tiên trả lời. Câu trả lời diễn ra trong 1 phút, nếu chưa hết 1 phút, người của đội ấy được quyền bổ sung ý kiến cho đến hết 1 phút. Sau mỗi câu trả lời, thầy điều khiển chương trình sẽ cho biết ngay số điểm của câu ấy, đồng thời bảng điện báo sẽ cộng lũy kế số điểm của mỗi đội. Sau 1 giờ thi đấu, đội nào có điểm cao sẽ thắng .
Phần thưởng cho đội thắng trận bao gồm sách, học cụ của Trung Tâm Học Liệu. Nhưng phần thưởng lớn nhất là danh dự của Trường do đội thắng trận đem về. Thường thường Trung Tâm Học Liệu tổ chức cho những trường mà học sinh có năng lực học tập ngang ngửa nhau. Năm 1968 trường Petrus Ký thi đấu với trường Chu văn An. Trưởng đoàn đệ Nhất cấp là anh Nguyễn văn Thiệu, nói giọng Bắc, mặt rỗ hoa mè, nhưng cực kỳ thông minh, kiến thức uyên bác trong mọi lãnh vực. Anh đã dẫn đội Petrus Ký thắng đội Chu văn An. Cuối năm đó anh đậu Tú Tài 2 với hạng tối ưu.
Trưởng đoàn thi đấu đệ Nhị cấp là tôi, Trần công Bình. Năm đó tôi là Trưởng lớp đệ Tứ 4, Phó Khối Học Tập trong Ban Đại Diện Học Sinh. (Trưởng Khối Học Tập là một anh ở lớp đệ Nhất cấp). Thầy Phạm xuân Ái, giáo sư pháp văn được thầy hiệu trưởng cử làm thầy tổ chức dẫn đoàn đi thi. Ba tháng trước khi thi, trường đã chọn các học trò thi đấu. Lớp tứ 4 tôi được chọn cả 3 trò với 3 đặc điểm khác nhau, phù hợp với đội hình thi đấu :
1) Tôi, học đều giỏi về các môn Văn, Sử, Địa, Sinh, Lý, Hóa … thể hiện trong kỳ thi đệ nhất lục cá nguyệt đạt hạng nhất.
2) Bạn Trần xuân Đức, cực kỳ giỏi và nhanh nhạy trong giải toán. Bạn không những làm bài tập trong các cuốn sách Toán tiếng Việt mà còn giải các bài tập trong các cuốn sách toán bằng tiếng Pháp. Sinh ngữ Pháp rất giỏi, đọc các tiểu thuyết tiếng Pháp như đọc truyện tiếng Việt.(***)
3) Bạn Phan hồng Châu, có một kiến thức sâu rộng về mọi lĩnh vực thời sự, khoa học kỹ thuật. Bạn thường xuyên đọc, đặc biệt là nhớ vanh vách các sự kiện “trên trời dưới dất, thượng vàng hạ cám” trong các tạp chí “Kiến thức ngày nay” “Phổ thông”” Bách Khoa”. Bạn có biệt danh là “Châu La Rousse” vì nếu phải trả lời một câu hỏi nào đó, bạn trích dẫn ngay điều ấy trong tự điển La Rousse. Mà kiến thức của tự điển La Rousse là kiến thức của bách khoa toàn thư.
Với một đội hình như vậy, quả thực trường Petrus Ký rất tự tin trên đấu trường. Lần thi năm đó, đa số các câu hỏi rơi vào phần kiến thức phổ thông, bạn Châu đã xuất sắc trong việc trả lời nhiều câu hỏi. Đội Petrus Ký đã thắng với số điểm cách xa đội Chu văn An.
Kinh Bồng (Trần Công Bình)
Có thể là hình ảnh đen trắng về 6 người và TV
Tất cả cảm xúc:
Hung Kieu, Ly Trinh và 78 người khác
26 bình luận
3 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Uyen Lan
Hồi nhỏ thỉnh thoảng cũng xem ! Hay lắm ạ, được mở mang kiến thức.. Cảm ơn anh Xứ Thượng đăng bài . Cảm ơn tác giả bài viết !
2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét