Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 9 tháng 2, 2022

NHỮNG THÁNG NĂM BUỒN *Võ Thị Như Hường

 

28 tháng 1 lúc 12:16 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Tác giả bài viết là cựu giáo sư trường trung học Tổng Hợp Ban Mê Thuột...
NHỮNG THÁNG NĂM BUỒN
*Võ Thị Như Hường
Chỉ còn vài ngày nữa là tôi được đi thăm chồng. Niềm vui được gặp lại chồng sau thời gian dài xa cách, sự buồn tủi khi nghĩ tới lúc phải từ giả sau khi gặp, những điều gì sẽ nói....Tất cả những ưu tư ấy liên tục châp chờn trong đầu óc tôi, và tôi nhớ lại....
Hôm đó nhân viên an ninh khu vực đến chỗ chúng tôi tạm trú, trói tay chồng tôi, bắt đi mà không cho biết lý do. Tôi đứng lặng người như một cái xác không hồn. Chồng tôi nhìn tôi với đôi mắt lo lắng và khuôn mặt xanh xám sợ hãi. Sau khi họ dẫn chồng tôi đi rồi, tôi buông cái thân gầy gò của mình xuống sàn nhà và gục mặt khóc. Tôi khóc như chưa bao giờ được khóc...Tôi cảm thấy kinh hoàng và âu lo cho những ngày sắp tới. Hai mươi mấy tuổi đời và hai đứa con thơ, đứa nhỏ chưa đủ một tuần sanh. Không cha mẹ, không anh em...Tất cả bà con ruột thịt đã đi xa thật xa... Lần đầu tiên tôi thấy mình quá bơ vơ ở cái tỉnh lỵ đất đỏ đèo heo Ban Mê Thuột này.
"Con người là một cây sậy". Tôi lúc này còn yếu hơn một cây sậy, quá dại khờ, quá trẻ và có chút ít nhan sắc. Cũng vì có chút ít nhan sắc cho nên "an ninh khu vực" đã không để cho tôi yên thân. Họ thường lân la, tìm đủ cách đến "thăm" tôi. Họ khuyên tôi nên từ bỏ dĩ vãng, nghĩa là phải dứt khoát với ông chồng có quá nhiều tội ác với nhân dân. Họ cũng cho biiết là chồng tôi đi cải tạo "sẽ không có ngày về". Vì chồng tôi là bác sĩ quân y, cái nghề chuyên chữa bịnh cho ngụy quân, để chúng cầm súng giết hại đồng bào, có cha vợ là tướng " trùm ngụy quân", có cha mẹ anh em trốn ra nước ngoài, có giữ chức chủ tịch hội Pax Romana (một hội của Công Giáo)....Như vậy là chồng tôi không biết đến ngày nào mới được gặp lại vợ con !!!!! Sự chờ đợi mỏi mòn trong tuyệt vọng, sự nhớ nhung dằn vặt, nỗi sợ hãi mỗi ngày một nhiều hơn.. Thêm vào đó, những người ở an ninh khu vực cứ lai vãng tìm gặp tôi. Mỗi ngày họ tỏ ra ân cần săn đón hơn và hứa hẹn đủ điều....Nhưng tôi đã quyết định từ bỏ nơi này để ra đi. Và vào một đêm khuya thanh vắng, tôi tay dắt díu hai đứa con ra bến xe đò trốn về Sài Gòn.
Tôi đang nghĩ đến cuộc hành trình đi thăm chồng trong vài ngày sắp tới..Lòng tôi rộn rã vui mừng. Tôi muốn đem hai đứa con cùng đi, để các cháu không quên mặt ba của các cháu, và tôi cũng muốn dạy cho các cháu ngay từ thơ ấu, biết thế nào là tình gia đình và là sự chia xẻ những bất hạnh chung.
Xe đò từ Sài Gòn đi Ban Mê Thuột phải chạy mất hai ngày và một đêm ngủ trọ dọc đường. Đến bến xe Ban Mê Thuột, tôi một tay bồng thằng con mười tháng, một tay xách giỏ đồ ăn nặng trĩu bới cho chồng và thằng con hơn hai tuổi lếch thếch chạy theo mẹ. Chúng tôi đến bến xe thồ và lên xe đi vào Thị xã Quãng Nhiêu. Từ Quãng Nhiêu đến trại tù cải tạo Mê Van là 5 km. Không có xe nào được đi vào đó, chỉ có một cách là đi bộ.. Thành ra tôi phải bồng cháu nhỏ và mướn một người Thượng bồng cháu lớn và gùi giỏ thức ăn. Đoạn đường 5 km này đi lâu và tưởng như không tới được trại, vì đường đất sét trơn trợt, phải đi thật chậm. Vừa đói vừa mệt rã rời..
Đến trại, ở một cái chòi phong phanh, gọi là "phòng chờ đợi", tôi và mấy bà vợ khác đi thăm chồng "tù cải tạo", ngồi lặng thinh. Người nào cũng mang bộ mặt đăm chiêu, thiểu não, ưu tư và đôi mắt đỏ hoe như nhau. Những đôi mắt đỏ hoe ấy đang mở to hướng chăm chăm vào hàng rào có cổng trại. Nơi cổng trại xa xa đó trong chốc lát chồng tôi cùng đoàn người tù cải tạo sẽ được đi ra để gặp vợ con và thân nhân. Cuối cùng họ được đi ra. Tôi không thể nhận ra ai là chồng tôi., vì tất cả đều mặc áo quần màu đen giống nhau. Họ xếp thành hai hàng, vừa đi vừa cúi mặt nhìn xuống đất. Lòng tôi quặn thắt lại. Nỗi chua xót dâng đầy không có ngôn từ nào có thể diễn tả được. Nước mắt tôi tuôn tràn.
Rồi chúng tôi được xếp ngồi đối diện nhau, dưới sự kiểm soát chặt chẽ của những người an ninh trại. Chúng tôi nhìn nhau nghẹn ngào nín lặng..Thằng con nhỏ chập chững đứng bập bẹ "ba..ba". Thằng con lớn níu chặt tay ba nó. Những thức ăn mà tôi cẩn thận gói ghém cho chồng thì đang bị an ninh trại rạch nát bới tung khám xét. Chồng tôi gầy gò, khuôn mặt khắc khổ và cặp mắt suy tư. Tôi thấy thương chồng thương con và thương thân phận tôi. Tôi chỉ biết khóc thôi. Rồi giờ thăm ngắn ngủi đã hết, chồng tôi đứng dậy, tay xách giỏ thức ăn... Đến lúc ấy chúng tôi cũng không thể nói nổi được lời từ giã. Anh hôn hai con, đưa mắt nhìn tôi một cách buồn thảm, rồi lầm lủi quay bước. tôi cố đứng nán lại nhìn theo cho đến khi bóng anh khuất sau cổng trại và dắt hai đứa con ra về..
"Chỉ còn vài ngày nữa".. Tôi tự nhủ lòng. Trong nỗi vô vọng cùng cực như thế này, tôi vẫn tìm thấy chút an ủi vào những lúc chờ đợi đi thăm chồng. Vì ít ra tôi còn niềm vui sắp được gặp lại anh ấy, được nhìn anh dù trong khoảnh khắc ngắn ngủi, để biết anh vẫn còn sống, để thấy chúng tôi vẫn còn có nhau trong đoạn đời địa ngục này.
VÕ THỊ NHƯ HƯỜNG
Có thể là hình ảnh về 1 người và kính mắt
San Lê Thị, Nguyen Thai Hai và 132 người khác
56 bình luận
10 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

56 bình luận

  • Hung Kieu
    Đoạn đường đi thăm nuôi tù cải tạo ấy tuy cũng khổ sở nhưng không quá nhiêu khê như ở những trại tù cải tạo ngoài bắc hay nơi chúng tôi đã từng ở.
    Tôi đã có một bài viết tôn vinh những nữ anh hùng ấy trong cơn biến loạn.
    8
  • San Lê Thị
    Thương lắm những thảm cảnh ngày ấy...cô,dì,thím ...mình cũng đã từng khắc khoải trong thời gian ấy...😭😭😭
    3
  • Bạch Yến
    Những ký ức không phai mờ
    3
  • Ngoc Diep Hoang
    Nhớ cô Hường con chuẩn tướng Cảnh, em học cùng lớp với Bích Hạnh em cô Hường.
    3
  • Phuc Nguyen Thi
    Thương mà xót...!!!
    2
  • Phi Bao
    Kẻ chiến thắng đã hành hạ như thế đấy !..
    1
  • Bảy Phạm
    Rớt nc mắt!
    1
  • Nhân Ba
    ôi xót xa đầy vơi
    1
  • Hai Pham Thi
    Con Đại tá Võ Văn Cảnh phải không ? Chị Hường lấy Đại úy Tuần
    1
  • Hien Nguyen
    Bài viết làm tôi nhớ bác sĩ thọt Tuấn cũa Mê van địa táng bất Phùng thê
    1
  • Nguyen Thai Hai
    Vết thương đau nhói tim khi nhớ 😢
    1
  • Tri Tran
    Đau..!
    1
  • Ngocnha Vuong
    Tôi cứ ngỡ tỉnh lỵ Ban mê thuột sẽ an bình ,thong thả như thời tôi mới lớn chỉ biết ca hát cùng thám hiểm những khu rừng hoang rợ,nào ngờ nó lại tan biến vì những đoạn nỗi tang thương ,không biết để được những gì nhỉ !hay một nỗi ê chề vì thua bạn kém … 
    Xem thêm
    2
  • Phi Toan
    Bài viết hay quá! “ Con người là cây sậy biết tương tư” Các em và các cháu sinh sau 1975 hãy đọc để biết và hiểu thêm nhé!
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
  • Hoan Pham
    Bài viết hay và rất chân thật ! Đọc vào những ngày giáp tết để cho lòng chùng xuống, để những xôn xao, nhộn nhịp như vỡ vụn khi nhớ lại một thời tang thương và đày đoạ ! Quá khứ rồi có tan biến hay vẫn tồn tại mãi với những con người đã chịu biết bao đoạ đày đau khổ này .
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
  • Thanh Phan
    Em nhớ cô Như Hường rất đẹp, nhà Cô ở góc đường Nguyễn công Trứ- Đinh Tiên Hoàng khu cư xá sĩ quan
    2
  • Chi Bui
    Thày chúc V-T-Như Hường và chồng và các con các cháu mạnh khỏe và bình an.
    1
  • Binh Cao
    Bác sĩ Tuấn đi tù trại Mêvan thuộc công an .Tui ở tù trại A90 thuộc bộ đội . Năm 1978 tui bị chuyển dang trại Mêvan vì lý do “không chịu cải tạo “.Khi vô tới Mevan tui gặp thêm Bác sĩ Tuấn,Vả các bạnNgiyện đình Liễn ,Nguyễn văn Phúc,Nguyễn đức Thông,… 
    Xem thêm
    2
    • Xứ Thượng
      Binh Cao Dạ, Thầy! Ai qua trường "Đại Học" này đều thấm mồ hôi, nước mắt và cả máu nữa... đều được trân trọng!
      1
    • Nguyễn Thái
      Ai đã từng trải qua mới thấu hiểu hết những giọt nước mắt mặn đắng thế nào ....
      3
    Xem thêm 2 phản hồi
  • Hien Hoang
    Nhớ lại những ngày,tháng đó vẫn còn bàng hoàng!
    3
  • Hung Truong
    Những bài viết về những người đi học tập cải tạo và những người còn ở lại cho dù đã bao năm trôi qua nhìn lại vẫn thấy thưong xót ám ảnh không phai .
    2
  • Liem Ha
    Xin hỏi bạn nào có địa chỉ của Cô Hướng vs bs Tuấn..hay số điện thoại cho tôi xin. Rất cần. Xin đa tạ.
    1
  • H'Sonca Lasan
    Những ngày tháng không thể nào quên!
    2
  • HienHoa NP
    Tôi cũng là một nhân chứng có Chồng bị nhốt ở Trại MêVan ; có lần đi thăm nuôi cũng gặp Chị Như Hường , đồng cảnh ngộ nên dễ thông cảm , có lần đường sình lầy trơn trợt nên Xe Lam bị lầy , Mấy Chị Em phải xuống đẩy , đất bùn lấm tùm lùm ; Chị Hường khó… 
    Xem thêm
    1
  • Bạch Yến
    Em cũng nhớ cô Như Hường , cô nhỏ nhắn người rất xinh, em ko học Cô nhưng các bạn kể với nhau là chồng Cô là Bác Sĩ , cô con một ông Tướng .
    3
    • Xứ Thượng
      Bạch Yến Anh không rõ lắm về Cô, nhưng cha của Cô là vị Tướng hay nhắc đến trong các bài viết về Ban Mê Thuột...Ông Võ Văn Cảnh được thăng chức Tướng khi thay Ông Trương Quang Ân Tư lệnh Sư đoàn 23 Bộ binh.
      3
      • Thích
      • Phản hồi
      • 1 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    • Bạch Yến
      Xứ Thượng năm tụi em học 10, 11 , trường mình về nhiều giáo sư rất trẻ và đẹp nữa anh , anh ko biết chứ em mà ai đẹp là em biết hết hi hi , Cô Ngọc Sương, Cô Tâm Đan , Cô Như Hường , cô Quỳnh Cư , Cô Thu Nở , Cô Phấn trẻ, Cô Thưởng , Cô Phượng , Cô Tài… 
      Xem thêm
      1
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 1 tuần
      • Đã chỉnh sửa
    Xem thêm 4 phản hồi
  • Cúc Hoa Nguyễn Thị
    Đọc mà nước mắt chảy dài , vì gia đình nào sau 75 cũng đều nếm trải ! Thương Cô 💕
    1
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
  • Ninh Nguyen Van
    Sau 75 vc rất tàn ác những tù nhân
    Còn sống sẽ là bằng chứng lịch sử
    Sẽ ghi lại
    2
  • Phan Nguyen
    Tôi đọc bài của chị Hường, rất nhớ chị!
    Chị là người bạn đồng nghiệp rất dễ thương !
    1
  • Ngà Tô
    Ký ức buồn!
    1
  • Uyen Lan
    Gia đình nào sau 75 cũng khổ ải đau thương chia cắt! Bài viết gợi nhớ ngày ấy mà quặn lòng đau ! Bài viết của cô Vo Thi Nhu Hương thật xúc động, cảm ơn anh Xứ Thượng đã đăng bài !
    1

1 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa