Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 17 tháng 2, 2022

CHỊ TÔI *Lý Trần Nhân

 

11 tháng 2 lúc 12:41 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Hoa hướng dương là biểu tượng cho tình yêu chung thủy sắt son...
CHỊ TÔI
*Lý Trần Nhân
Chị thứ năm của tôi bây giờ đã 75 tuổi và trở thành chị cả sau khi 4 anh chị trước đã từ giã cõi đời hơn 53 năm trước trong biến cố Tết Mậu Thân-1968.
Chị tôi xa gia đình lúc 15 tuổi khi có một gia đình viên chức cao cấp lúc bấy giờ (năm 1961) ở Phủ Cam, thành phố Huế, cách nhà tôi chừng 12 km ông tên Nguyễn Trọng H.. (anh em cô cậu ruột với Đại tá VNCH ,Huỳnh Văn C.. lúc đó là Tư lệnh Sư đoàn 7 Bộ Binh thuộc vùng 4) ông Nguyễn Trọng H.. là người công giáo, một gia đình trí thức thương tính nết thật thà hiền dịu của chị đã xin nhận làm con nuôi, chị thương cha mẹ cực nhọc vất vả đông con, chị xin cha mẹ cho chị ra đi hầu bớt một miệng ăn và để cho các em của chị có thêm điều kiện học hành ,chị đã nuốt lệ khăn gói lên đường …
Sau biến cố 01/11/1963, chị theo gia đình ông NTH vào Sài Gòn ở gần nhà thờ Chợ Quán, đường Trần Bình Trọng (không biết bây giờ tên đường có thay đổi không?) gia đình công chức này thương chị và tin tưởng như con cái trong nhà nên giao cho chị chìa khoá két sắt để chị tự đi chợ chọn thực đơn để nấu ăn (chị nấu ăn rất ngon, gia đình này lúc đó có một tu sĩ dòng CCT đang tu học, 1 sinh viên Văn khoa năm cuối, một sinh viên Sư phạm, một người đang chuẩn bị thi Tú Tài II…)
Đến giữa năm 1964 chị xin về thăm gia đình và cám cảnh mẹ phải tần tảo buôn thúng bán bưng, chị đã chứng kiến có lần trong một chuyến xe mẹ đi lấy hàng từ Quảng Trị để vào bán ở chợ Đông Ba , xe mẹ đã bị mìn trên đường, trên chuyến xe đó hành khách chết hơn một nửa, còn lại là bị thương nặng, riêng mẹ chỉ bị xây xát nhẹ, cha là viên chức nhỏ ở Ty Viễn Thông lương không đủ chu cấp cho các em đang tuổi ăn tuổi học nên chị quyết định không vào Sài Gòn nữa, chị ở nhà may vá giúp đỡ cha mẹ …!
Thời gian này nhiều người theo đuổi tán tỉnh chị , trong đó có anh Lê Công T.. là một sĩ quan cầu hôn nhưng chị hẹn để cho các em học đến nơi đến chốn rồi quyết định.
Năm 1970, chị vào Sài Gòn thăm gia đình chủ cũ, cả gia đình mừng rỡ nói rằng: gia đình ta đã mất đứa con nay tìm lại được và đề nghị chị ở lại sum vầy cùng ông bà, chị nước mắt đầm đìa xúc động trước tình cảm của gia đình gia giáo này, chị nghẹn ngào cảm ơn và tạ từ ra về !
Chuyện tình cảm của chị tôi với anh LCT thư đi thư lại, hẹn hò ngày chị và anh đám cưới là ngày em út của chị phải ra trường…em út đó là tôi!
Chị có biết đâu đời chiến binh có ai hẹn được ngày về khi chiến sự ngày mỗi ác liệt, anh buồn cho anh khi yêu chị một người quá nặng với gia đình và vì gia đình mà chị phải hi sinh tuổi thanh Xuân, anh tình nguyện ra tiền tuyến để thử với số phận, nếu trận chiến này anh bảo toàn được sinh mệnh thì anh sẽ chờ đợi chị, còn nếu không thì anh chết để cho cuộc tình được sống!
Chị tôi có ngờ đâu lời hẹn lần lữa của chị đã đốt cháy đời anh trong một cuộc tình đầy bi thương để bây giờ chị sống trong tuổi già với người em út mà mãi không ra trường!
Năm 1973 chị khóc trong nghẹn ngào tức tưởi khi nghe hung tin anh đã tử trận, chị âm thầm mua vé máy bay vào Sài Gòn đưa tiễn anh về cõi bất tử như tình yêu của chị! Trước khi trở về chị đến nhà ông bà chủ ở gần nhà thờ Chợ Quán, những nhà lân cận cho biết gia đình ông bà đã ra ngoại quốc sau ký kết Hiệp định Paris 27/01/1973 vài ngày sau đó!
“Ngựa hồng đã đến bên hiên
Chị ơi trên ngựa chiếc yên vắng người “
Phải không chị tôi đã được hun đúc trong một gia đình trí thức đạo đức, gia giáo của gia đình nhận nuôi chị để bây giờ chị: không tranh hơn thua với ai, không xun xoe nịnh bợ, không ngồi lê đôi mách và đặc biệt không nói xấu về ai và tin người!
Lý Trần Nhân
Có thể là hình ảnh về hoa và ngoài trời
San Lê Thị, Hoan Pham và 128 người khác
38 bình luận
3 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

38 bình luận

1 nhận xét: