Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 16 tháng 1, 2023

NGƯỜI DÂN BẢN ĐỊA ÊĐÊ BIH *Đặng Minh Tâm

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Sau 1945, một số nhà nghiên cứu có quan điểm người Bih là một nhánh của Êđê...
NGƯỜI DÂN BẢN ĐỊA ÊĐÊ BIH
*Đặng Minh Tâm
...
Tuy nhiên, cũng qua quá trình khảo sát chúng tôi thấy, một bộ phận người Bih (hiện được coi là một nhóm của Êđê) chủ yếu cư trú tập trung ở huyện Krông Ana, tỉnh Dak Lăk có tên họ là Buôn Krông, trong khi đó krông – tiếng Êđê có nghĩa là sông (tên đối tượng địa lí). Ví dụ: YNuê Buôn Krông, Tuyết Nhung Buôn Krông, YHêli Buôn Krông, YTuấn Buôn Krông, H’Jeli Buôn Krông, H’Tlal Buôn Krông,… Trường hợp này, chúng tôi trình bày nhận thức của mình như sau:
Thứ nhất, trong ngôn ngữ của người Bih, sông được gọi là h’diêp chứ không gọi là krông; suối được gọi là blung mà không gọi là êa như các nhóm Êđê khác. Qua khảo sát của nhóm nghiên cứu đề tài khoa học tại Trường Đại học Tây Nguyên- So sánh một số từ cơ bản của nhóm Bih và nhóm Kpă ở huyện Krông Ana, tỉnh Dắk Lắk do YNiêm Kbuôr làm trưởng nhóm, có kết quả khác nhau trên 70% (tỉ lệ này còn cao hơn giữa Êđê và Jrai), trong khi đó họ Buôn Krông cũng chỉ có ở nhóm Bih mà thôi. Thực tế hiện nay, có một số người Bih lại đang mang hai tên họ khác nhau. Khi tiếp xúc với bà con ở buôn Trăp, họ đều đề cập đến cả hai họ: họ Êđê hiện dùng và họ Bih trước đây. Ví dụ: bà Aduôn Hni (ở buôn Trăp) theo chứng minh thư nhân dân do nhà nước CHCN Việt Nam cấp là H’Săn ÊBan, nhưng bà cho biết họ Bih của bà là Hlong – H’Săn Hlong (dẫn theo Linh Nga Niê Kdam www.linhnganiekdam.vn). Như vậy, tên dòng họ (djuê) của người Bih cũng có những nét đặc thù so với các nhóm Êđê khác. Cũng theo tác giả Linh Nga Niê Kdam và một số nhà nghiên cứu văn hóa tộc người ở Tây Nguyên, các họ H’Môk, Buôn Krông, Hdok, Knu, Hdruêl, Hlong…là họ gốc của người Bih (mà các họ này hầu như rất ít gặp ở các nhóm Êđê khác).
Thứ hai, trước năm 1945, nhiều nhà nghiên cứu người Pháp và Việt Nam cho rằng, Bih là một tộc người riêng. Một trong những tác giả có nhiều công trình về Tây Nguyên những năm đầu thế kỉ 20 là Henri Meitre, “đã xếp người Bih thứ IV, tiếp theo người Radeh và nhận xét: “Cũng trên cao nguyên Darlac, có một dòng tộc hết sức đáng chú ý, nói phương ngữ Radé bị biến dạng. Đó là bộ lạc Pih. Họ đặc biệt chiếm cứ toàn bộ vùng đầm lầy hạ lưu sông Ana và sông Knô…Hợp thành một dòng tộc lớn có mật độ dày đặc, cư trú quanh các đầm lầy mà họ biến thành đồng ruộng. Nếu, do phương ngữ của mình, họ thuộc nhóm Radé, thì do nhiều phong tục và chất lượng đồ trang sức sử dụng, họ lại thuộc nhóm Mnông, bọc lấy họ ở mặt Nam, Tây Nam, Bắc và Đông” (dẫn theo Linh Nga Niê Kdăm, tại địa chỉ www.linhnganiekdam.vn – Đôi điều về người Bih (Êđê Bih?). Quan điểm trên dựa vào các yếu tố như: trang phục, nghề nghiệp, văn hóa cồng chiêng. Cụ thể là, người Bih có nghề làm đồ gốm, biết trồng lúa nước rất sớm và chọn nơi cư trú có điều kiện thuận lợi cho việc trồng lúa nước (trong lúc canh tác truyền thống của các nhóm Êđê khác là trồng lúa rẫy). Trang phục của người Bih cũng không giống các nhóm Êđê còn lại. Về âm nhạc, bộ ching (chiêng) Jhô của buôn Trăp (huyện Krông Ana) chỉ có sáu chiếc – có núm, kích thước chiếc lớn nhất chỉ bằng chiêng nhỏ nhất của bộ chiêng Knah Êđê, không có chiêng bằng. Bộ chiêng Knah Êđê có 10 chiếc, gồm 3 chiêng núm và 7 chiêng bằng. Âm điệu, bài bản, âm lượng đều khác nhau. Đội chiêng của người Bih lại là do phụ nữ đảm trách (mà điều này thì không giống với các nhóm Êđê khác). Tiến sĩ Lương Thanh Sơn, người đã có nhiều năm và nhiều công trình nghiên cứu về người Bih cũng có cách nhìn khá giống với quan điểm trên.
Sau 1945, một số nhà nghiên cứu có quan điểm người Bih là một nhánh của Êđê. Họ cho rằng, tiếng nói của nhóm người này khá giống Êđê Kpă...
...
Thạc sĩ ĐẶNG MINH TÂM
(Trường THPT Chu Văn An, Đắk Lắk)
*Trích đoạn trong bài viết Bước đầu tìm hiểu sự hình thành và biến đổi về nhân danh của tộc người Êđê ở Tây Nguyên của Thạc sĩ Đặng Minh Tâm đăng trên http://thanhdiavietnamhoc.com/buoc-dau-tim-hieu-su-hinh.../
Nguyên Lê, Thanh Lộc Nguyễn và 56 người khác
2 bình luận
1 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

2 bình luận

  • Đinh Hạnh
    NGƯỜI ĐỒNG BÀO TƯ EA ANA DEN BUÔN TRAP ĐỀU LÀ NGƯỜI BIH
    HOI XƯA EM ĐI HỌC
    BẠN BE CHỌC EM … 
    Xem thêm
    2
  • Hung Do The
    Quan trọng nhất là phải giữ được nòi giống, đừng để mai một. Tộc nào cũng vậy, phải giữ gìn bản sắc dân tộc mình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét