Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 14 tháng 1, 2023

BẾP LỬA THIÊNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ MDHUR *Lê Kha- Đức Tuấn

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
M’Dhour, M’Dour, M’Dhur, M’Thur hay M’Thul là tên gọi một tộc người cư trú tại khu vực tam giác, nơi giáp giới của 3 tỉnh Phú Yên, Daklak, Gialai...
BẾP LỬA THIÊNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ MDHUR
*Lê Kha- Đức Tuấn
Cũng giống như nhiều cộng đồng dân tộc khác, đồng bào Ê Đê sống ở vùng miền núi Phú Yên (còn được gọi là người Ê Đê Mđhur, có nghĩa là “người ở phía mặt trời mọc”), vẫn còn giữ truyền thống là nhà sàn dài hơn 20m, có từ 12 - 14 cột, được chia làm ba gian và trong mỗi gian đều có một bếp lửa (Tneng Tprur).
Người Ê Đê Mđhur coi lửa là một thần linh không thể thiếu trong đời sồng tinh thần. Trong năm, có hai việc hệ trọng mà bếp lửa ở gian nhà chính phải luôn cháy đỏ, đó là những ngày đầu năm mới và rước hồn lúa mới từ rẫy về nhà. Bếp lửa đặt ở gian sau cùng, gọi là bếp ót. Bếp dùng chung cho cả nhà, đây là gian nhà chính để ông bà cha mẹ ở. Bếp lửa này là nơi sum họp hàng ngày, bàn tính chuyện làm ăn, dựng vợ cưới chồng cho con cái, gia đình quây quần chia sẻ những buồn vui…
Gian giữa có một bếp khách, đặt bên cửa sổ ở phía Đông, ai đến thăm chơi được tiếp tại đây và cái bếp này dùng để nấu nước, nấu cơm đãi khách. Đường xa về không kịp, khách ở lại đêm, chủ nhà cho thêm vào bếp một cây củi gộc để liên tục cháy đến sáng. Gian đầu tiên, từ cầu thang bước lên sàn nhà dành cho trai trẻ, con cháu trong nhà tiếp bạn, và ở đây cũng không thiếu một cái bếp.
Bếp của người Ê Đê Mđhur làm rất đơn giản, trên nhà sàn họ lót một lớp đất dày khoảng 0,15m, mỗi cạnh ước chừng 0,9m, rồi đặt vật kê để nấu nướng. “Người Ê Đê Mđhur quan niệm rằng, lửa sẽ xua tan đi bao điều không tốt lành và đem đến những điều may mắn, ấm áp” - ông A Ma Zết ở buôn Khăm, xã Krông Pa, huyện Sơn Hòa (Phú Yên) cho hay.
Còn già làng Oi Mách ở buôn Bầu, xã Ea Trol, huyện Sông Hinh (Phú Yên) nói: “Bếp lửa luôn luôn đỏ mong ước đem đến sự no đủ, trong gia đình đoàn kết, thương yêu nhau. Lửa đỏ là thể hiện lòng chân thành mến khách. Còn với buôn làng, khi có tổ chức lễ hội, hay lễ bỏ mả cho những người khuất núi, cũng làm một bếp lửa lớn giữa khoảng đất trống, gọi là bếp thiêng. Điều này để các thần linh thấy lửa sáng thì theo hướng đó mà về chứng giám, độ trì cho dân làng. Lửa nó cũng có cái hồn biết buồn, vui”.
Đồng bào Ê Đê kể rằng, đêm khuya cuối năm, khi nghe con chim khách gọi đàn là tín hiệu báo một năm mới lại đến. Nhà nào cũng thức dậy nhóm lửa đỏ bừng đón mừng ngày đầu năm mới, lửa cháy sáng đem đến niềm tin được mùa, gia đình an vui, người già thêm tuổi, con trai khỏe đôi tay, con gái khỏe đôi vai, buôn làng sung túc...
Lê Kha- Đức Tuấn
*Ảnh Nhà dài của đồng bào dân tộc Ê Đê ở buôn Lê Diêm-Phú Yên
Có thể là hình ảnh về 2 người và thiên nhiên
Nguyên Lê, HuyThe Nguyen và 88 người khác
7 bình luận
7 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

7 bình luận

Phù hợp nhất

  • Y Jao Buon Ya
    Mdhur là cách gọi của maduhura trong tiếng Phạn , có nghĩa là vùng đất cằn cỗi , trong ngôn ngữ ê đê có rất nhiều từ vựng tiếng Phạn ,
    12
    • Xứ Thượng
      Y Jao Buon Ya Cám ơn bạn đã làm rõ nghĩa thêm từ Mdhur... rất hay!
    • Nguyễn Viết Kình
      Trong tiếng Ê-đê, phụ âm kép (DH/dh) đọc khá giống như /th/ trong they, them, their... của tiếng Anh.
      Do vậy, Buôn Akǒ D’hông hay bị người Kinh đọc sai thành Buôn Akǒ /Thông/, Buôn Kô /Thông/, B. Cô /Thôn/.
      Tương tự: chữ M'dhŭr / Mdhŭr (không phải Mđhur nghen) đọc cũng gần giống như M'thŭr vậy (còn phụ âm Đ/đ trong tiếng Ê-đê thì phát âm y chang như Đ/đ của tiếng Việt).
      • Yêu thích
      • Phản hồi
      • 3 ngày
      • Đã chỉnh sửa
    • Nguyễn Viết Kình
      Y Jao Buon Ya Sanskrit (and not Pali)???
      • Thích
      • Phản hồi
      • Xem bản dịch
      • 3 ngày
    • Xứ Thượng
      Nguyễn Viết Kình Cám ơn Thầy rất nhiều!
  • Đỗ Tuấn Hưng
    Tuyệt vời quá em
  • Hien Nguyen
    Cà núc cà ná quý hữu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét