Xa xăm ngọn Cư Prong, xa xăm biển trời... là vùng đất của các nhóm tộc người Êđê Drao, Blô... ở địa đầu phía đông tỉnh Đắk Lắk. Đây là những nhóm địa phương tương đối ít dân...
DRAI KPƠR, HỒN THIÊNG CỦA NGƯỜI DÂN ÊĐÊ DRAO
*Theo Wikipedia
Thác Dray Kpơr được bắt nguồn từ dãy Cư Yang (Núi Thần) cao 769m, dòng Dray Kpơr là sự hợp lưu giữa dòng chảy Ea Kpăm và suối Ea Kpơr phát nguyên từ dãy Čư Kdroah có độ cao khoảng 700 m, trải dài hơn 100 m, vươn rộng khoảng 50 m, từ đây mạch nước len lỏi qua khe đá rồi từ độ cao 550m đột ngột đổ ào xuống xuống một thung lũng nhỏ thuộc Buôn Trưng, mạch nước rơi xuống vỡ tan tạo ra thác nước cao đến 30 m sau đó hòa chung cùng dòng sông Krông Pác.
Theo tiếng Ê Ðê, Drai có nghĩa là thác, Kpơr là linh hồn. Như vậy, thác Drai Kpơr được hiểu là thác "linh hồn". Drai Kpơr từ lâu đã gắn bó mật thiết với đời sống tinh thần của người Ê Ðê Drao vùng Cư Yang trong sự tôn kính đặc biệt. Theo tín ngưỡng thì đó chính là nơi Yàng (Thần) ngự để ban phát, che chở cuộc sống ấm no.
Thác Dray Kpơr hiện đang nằm trong số những di tích bị xâm hại nghiêm trọng. Trong đó vấn đề quy hoạch xây dựng các công trình phục vụ cho nhiều mục đích khác như lâm nghiệp, điện năng, du lịch… là thách thức không nhỏ đối với di tích trên. Do sự xuất hiện của các doanh nghiệp đầu tư, kinh doanh du lịch nên từ vài năm nay, di tích này đã bị lấn chiếm, xây dựng không đúng với quy hoạch trước đây. Điều đó làm ảnh hưởng đến dòng chảy của ngọn thác, việc “chia năm xẻ bảy” cảnh quan, đất rừng trong khu vực dịch vụ, hỗ trợ di tích của người dân và doanh nghiệp làm du lịch cũng làm cho toàn cục của danh thắng được xác định và khoanh vùng bảo vệ trước đây bị suy giảm, thu hẹp. Phần khác, cũng do những tác động tiêu cực từ bên ngoài: người dân chặt phá rừng làm rẫy, khai thác gỗ ngày càng ồ ạt và phức tạp trong khu vực di tích… ảnh hưởng không nhỏ đến cảnh quan nơi đây.
...
Theo Wikipedia
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét