Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 10 tháng 1, 2023

NGÀY ẤY ĐÂU RỒI *Uông Thái Biểu

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Nhà dân tộc học người Pháp Jacques Dournes, có một câu nổi tiếng khi nói về vùng đất Tây Nguyên: 'Nếu phải hiểu để mà có thể yêu, thì lại phải yêu để mà có thể hiểu'. ...
NGÀY ẤY ĐÂU RỒI
*Uông Thái Biểu
1. Tôi cũng yêu và cảm nhận Tây Nguyên theo cách của mình. Cũng như nhiều người, vì yêu nên cái nhìn về văn hóa bản địa đôi lúc vẫn cảm tính. Bình tĩnh hơn, chợt nhận ra, có những điều cần phải kiểm chứng trong hoàn cảnh tự nhiên và xã hội đang có những biến động, dịch chuyển nhanh chóng. Một vùng văn hóa Tây Nguyên đã và đang có những đổi khác rất rõ ràng so với những gì mà các nhà nghiên cứu như Henri Maitre, Georges Condominas, Sabatier, Jacque Dournes rồi Nguyễn Kinh Chi, Nguyễn Đổng Chi, Phan Đăng Nhật, Đặng Nghiêm Vạn, Tô Ngọc Thanh, Ngô Đức Thịnh... từng ấn định như những giá trị nguyên thủy bất biến.
Mỗi lần có dịp lang thang trên những nẻo đường rừng xưa núi cũ, nơi những buôn làng heo hút, tít tắp mờ xa dưới chân Trường Sơn Nam, tâm hồn tôi lại ám ảnh với những ca từ và giai điệu khắc khoải của ca khúc “Đi tìm lời ru mặt trời” của nhạc sĩ Yphôn K’sor: “Một mình lang thang trên đất này, theo dấu chân cha ông từng ngày. Một mình qua sông, qua núi đồi, tìm mặt trời và tìm lời ru ngàn đời...”. Với giai điệu thuần chất Ê Đê, Yphôn K’sor đã tự tình thay nỗi lòng biết bao chàng trai, cô gái núi “da nâu, mắt sáng, vóc dáng hiền hòa”. Một thế hệ muốn được “hát giữa mọi người không ngại ngần” như khẳng định về sự tồn tại với thời cuộc hiện đại đang đổi thay từng ngày. Họ cũng đang tìm cách níu giữ những không gian, những khoảnh khắc huyền thoại. Họ muốn đổi thay và phát triển nhưng lại chưa biết tìm con đường nào để không đánh mất bản sắc dân tộc mình, không đánh mất những gì cha ông họ đã ngàn đời tích góp, lưu giữ như những di sản vô giá trước vòng quay nghiệt ngã của thời gian.
Những ca từ và giai điệu của Yphôn K’Sor, của Linh Nga Niê K’Đăm, của K’razăn Đich, K’razăn K’Plin... cuồng nhiệt và thẳm sâu. Những thông điệp của niềm khát khao cần một sự sẻ chia, một lời giải đáp. Những đứa con của đại ngàn yêu biết bao những ngôi nhà dài, những bến nước xưa, những bức tượng nhà mồ đầy ma lực, tiếng chiêng khắc khoải đêm trường hay những đêm khan huyễn hoặc giữa hai miền mơ thực. Họ khao khát được đắm chìm trong ngôn ngữ tộc người, trong dòng chảy văn hóa của xứ sở mình.
2. Tôi không hiểu nhiều về họ nhưng tôi hiểu nỗi âu lo của họ. Họ đi ra với thị thành, với rộng dài đất nước, tiếp xúc với những nền văn hóa khác nhau. Họ tìm đến cái mới và thích nghi dần với đời sống hiện đại. Nhưng nơi họ trở về với chính tâm thức của mình vẫn là làng buôn, nương rẫy, núi rừng, với thiên nhiên bí ẩn mà gần gũi. Đêm đêm, bên bếp lửa nhà sàn giữa những người đồng tộc, khi cần rượu trên chiếc chóe cổ ngấm men lúa mẹ nồng nàn vít xuống là lúc tiếng chiêng ngân lên những giai điệu thiết tha. Vồng ngực căng buông thả tự nhiên, lưng trần đóng khố, họ hiện thân tràn căng sức sống giữa vũ trụ phồn sinh. Những chàng trai, cô gái Ê Đê, Ba Na, Mơ Nông, Châu Mạ, Kơ Ho... uống dòng nước nguồn của những con sông K’rông Nô, K’rông Ana, Serepok, Đa Dâng, Đa Nhim không thể lớn lên, không thể vững vàng khi rời bỏ cội nguồn, xa lạ với không gian văn hóa mà ông cha đã dày công gìn giữ và bồi đắp.
Những giá trị văn hóa cổ truyền đang đứng trước nguy cơ phai nhạt nhưng những người con Tây Nguyên vẫn mãi lưu tồn tình yêu tha thiết với làng buôn của mình, yêu trong cảm thức níu kéo nền văn hóa ngàn đời của ông cha truyền lại. Một tình yêu như máu chảy trong huyết quản, như lửa đốt trong tâm can. Một tình yêu như niềm tiếc nuối những gì đang dần rời bỏ. Vì sao mà văn hóa cổ truyền mai một? Lý do quan trọng nhất là không gian thực hành văn hóa đang dần bị xâm hại, đó là: Rừng và làng...
Người ta thường nói, người Tây Nguyên có tính cộng đồng rất cao, thì tính cộng đồng đó là tính cộng đồng làng, thậm chí “tính làng” còn sâu đậm và cụ thể hơn cả ý thức tộc người. Làng Tây Nguyên từng là một thiết chế xã hội bền vững và quy củ. Làng được điều hành bằng “hội đồng già làng”, là tập hợp những người hiền minh nhất của làng. Hội đồng già làng từng quản lý, điều hành mọi hoạt động của làng bằng một “hệ thống luật pháp” cổ truyền đặc biệt: Luật tục. Cho đến nay, luật tục Tây Nguyên vẫn tồn tại song hành cùng luật pháp và những mặt tích cực vẫn được phát huy giá trị trong quản lý xã hội...
Làng Tây Nguyên là một kết cấu “làng rừng” - một không gian thực hành văn hóa và tín ngưỡng lý tưởng cho các tộc người, nó bao hàm: Một cộng đồng cư trú, một cộng đồng sở hữu và lợi ích, một cộng đồng tâm linh, một cộng đồng văn hóa. Nói khái quát, đó là một không gian văn hóa. UNESCO hết sức tinh tế khi công nhận “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” là di sản Kiệt tác truyền khẩu và phi vật thể nhân loại, mà không phải chỉ là “cồng chiêng” hay “âm nhạc cồng chiêng”. Không gian đó là rừng và làng. Bởi lẽ họ hiểu rằng, khi không còn không gian thực hành đó nữa, văn hóa cồng chiêng cũng như những giá trị văn hóa quý giá khác sẽ khó có điều kiện bảo tồn, phát huy.
Rừng, với người Tây Nguyên không chỉ là nguồn tài nguyên, không chỉ là hệ sinh thái mà rừng chính là cội nguồn của đời sống tâm linh. Trong thẳm sâu tâm hồn họ có một tình cảm ruột thịt và lòng kính trọng thiêng liêng đối với rừng. Họ coi cây rừng đúng như một sinh vật sống, cũng tràn đầy cảm xúc, cũng vui sướng, hạnh phúc, khổ đau, cũng có linh hồn. Khi buộc phải chặt hạ một cây rừng cho nhu cầu thiết yếu, bao giờ người Tây Nguyên cũng ân cần làm lễ xin lỗi cây, tạ ơn rừng. Người Tây Nguyên sống theo “đạo đức của rừng”, vươn tới sự hoàn thiện, hiền minh như rừng. Rừng là không gian sinh tồn, theo nhà dân tộc học George Condominas còn là “không gian xã hội”, và là cội nguồn của tâm linh, phần sâu xa nhất của đời sống con người. Mất rừng thì cộng đồng người mất đi cái nền rộng lớn, bền chặt, thẳm sâu nhất của mình, trở nên tha hóa, mất gốc, mất cội nguồn. Văn hóa Tây Nguyên là văn hóa rừng. Toàn bộ đời sống văn hóa đó, từ hệ giá trị đến những tín hiệu nhỏ đều là biểu hiện mối quan hệ khăng khít, máu thịt của con người, của cộng đồng với rừng. Khi không còn rừng thì tất yếu văn hóa rừng sẽ mai một.
3. “Ngày ấy đâu rồi, ngày ấy đâu rồi, cho tôi tìm lại...”. Lời hát ấy nói thay tâm trạng của những người con trên đại ngàn Tây Nguyên. Không gian huyền thoại dần trở về với dĩ vãng. Những buôn làng đồng bào thiểu số không còn gì nhiều để phân biệt với nhau và với làng người Kinh. Họ ăn mặc như nhau và cũng giống người Kinh. Nhà khá giả thì xây biệt thự, đi làm rẫy bằng xe ô tô, xe máy đời mới. Sinh hoạt truyền thống cộng đồng buôn làng không được quan tâm như trước. Bia lạnh thay cho rượu cần. Những bến nước nguồn thiêng không còn được chăm chút. Những nghệ nhân dân gian dần ra đi, để lại khoảng trống không thể bù đắp. Sợi dây thắt chặt một cộng đồng văn hóa dường như đang lơi lỏng, tuột dần theo nhịp sống hiện đại...
Người Tây Nguyên đang thực sự lo lắng khi phải chứng kiến những biến động theo chiều mai một dần của hệ thống giá trị văn hóa cổ truyền. Một mai những vốn quý ngàn đời không còn, không biết Tây Nguyên còn gì hấp dẫn?!
Uông Thái Biểu
Có thể là hình ảnh về 2 người, cây, đường và văn bản cho biết 'trongtôi'
Đỗ Minh Hương, Uyen Lan và 118 người khác
45 bình luận
18 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

45 bình luận

Phù hợp nhất

  • Đinh Hạnh
    BUÔN ALÊ A
    NGÀY XƯA
    2
    Xem thêm 3 phản hồi
  • Vuanh Leha
    Trong thảo luận gần đây, chúng tôi nhận thấy không có từ "già làng" trong cách gọi của người Ê-Đê hiện nay nữa, mà là "Trưởng buôn". Không rõ ngày trước có cách gọi Già làng không?
    3
  • Trần Can
    Buôn Alê A đó bạn Xứ Thượng
    2
  • Tam Mai Hoang
    Con dốc chính xuống cầu sắt .
    Báy giờ làm btoon rồi tớ đẹp lắm
  • Tam Mai Hoang
    Đúng rồi ạ
  • Con Thần Gio
    Em đọc xong, … và giờ bị chia phối rất nhiều, cuộc sống tự nhiên như rừng Tây Nguyên chỉ là trong sổ sách 📚… nhưng thực tế hoàn toàn trái ngược
    • Xứ Thượng
      Con Thần Gio Đúng thực trạng rừng tỷ lệ nghịch với sự tăng trưởng về kinh tế... nhưng diễn biến xấu đi quá nhanh!
      2
    • Con Thần Gio
      Xứ Thượng năm xưa đại đa số người Tây Nguyên xem luật tộc là luật pháp… nhưng giờ bị mài mòn, không được tôn trọng, tôn dụng một cách triệt để trong buôn làng, … ví dụ “ bố mua rượu cho con “
    • Trunglap Lê
      Con Thần Gio rừng là một tài nguyên, bán tài nguyên quốc gia là cách kinh doanh dễ nhất. Giờ tài nguyên cạn kiệt nên nợ công chất chồng.
      2
  • Dung Ho Van
    Chỉ còn trong tâm tưởng, anh nhỉ !
  • Hoàng Thúc
    Hình như Đường Y Nuê ngày nay...!
    2
  • Hoàng Thúc
    Đoạn này gần suối...đường Y Nuê ngày nay
    3
  • ซาม บอนญา
    Năm 1966 Buôn Ale có đường dây điện rồi nhỉ
  • Ypen Bing
    Tây Nguyên ngày ấy đã thuộc về đảng ta rồi, ha ha!! Còn gì nữa đâu mà khóc với sầu......
    2
  • Hien Nguyen
    Ka tế , Cẩm hương biến mất với tên gọi Cao nguyên Trung Phần
  • Uyen Lan
    " Ngày ấy đâu rồi.. rừng chỉ còn lại là đồi trọc .. " Nhớ Tây Nguyên xưa! Cảm ơn Tác giả bài viết , cảm ơn anh Xứ Thượng đã đăng!
  • Huu Nghi
    Nếu anh trích thêm "We have eatten forest" (Chúng tôi ăn rừng) của Codominas thì hay hơn nữa ạ.
    Có thể là hình ảnh về văn bản
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 5 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Hoàng Oanh Vũ
    Bài hay với hình ảnh đẹp...nhưng chỉ còn hoài niệm anh ạ.
    2
  • Uyen Lan
    Rưng rưng tiếc nuối " Không biết Tây Nguyên còn gì .." Cảm ơn tác giả bài viết và anh Xứ Thượng đã đăng!
  • Vy Xuan
    Buôn Ale A được quy hoạch khá đẹp, trước đây được đi từ cổng số 1 qua buôn quẹo trái là đến con đường mới ( nay là đường Trần quí Cáp) thông ra cây số 5, ngày đó xe Ford đi từ Sài gòn về BMT qua đường này ra bến ở cây số 3.
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 2 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Nguyễn Thái
    Tất cả đã thành dĩ vãng ,một Tây Nguyên hừng vĩ đầy kiêu hãnh với núi đồi chập chùng ,với dã thú :cọp beo hổ báo ,voi rừng,trâu ,bò tót ,khỉ vượng lũ lượt từng đàn mỗi khi màn đêm buông xuống….mỗi sáng tinh sương muôn chim thú hót vang rừng hoà nhịp chày giã thóc lúa …..nay đã im bặt ….buồn đến dứt Tùngw khúc ruột các già làng và cả ta nữa……
    Nhãn dán Thay lời muốn nói Animated red faced emoji, frowning and looking angry while its head shakes.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét