Trên dãy núi Cư Yang Sin hùng vĩ từ huyện M'Drắk kéo dài qua Krông Bông tới tận Lắk (tỉnh Đắk Lắk), cây đót (còn gọi là bông chít) mọc xanh tốt um tùm.
MÙA ĐÓT
Vào dịp đầu Xuân, cây đót trổ bông khắp núi rừng thu hút người dân địa phương trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk đến hái. Bà con ví bông đót là “lộc trời” ban tặng để có tiền sắm sửa Tết, để "chống lại" cái đói mùa giáp hạt.
...
Cây đót, tên khoa học là Thysanolaena latifolia, một loài thực vật có hoa trong họ Hòa thảo. Cây này thường gặp trên đất khô vùng núi các tỉnh Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Nam..., độ cao từ 50 m đến 2.000 m.
Cây cao tới 3,5 m, giống sậy và lau. Thân to 5-8 mm. Lá cứng, hình giáo rộng, nhọn mũi, ôm lấy thân, có mép, hơi ráp. Bông nhỏ rất nhiều gồm nhiều cọng nhỏ, hình dải thuôn, chụm lại với nhau.
Khi bông còn non, xanh và chưa nở hoa thì người dân cắt về phơi khô làm chổi. Đót khi khô phải có màu sáng, mịn, dai để làm chổi cho bền và chắc. Một cây chổi bán với giá 30.000 - 100.000 đồng tùy theo độ dày, mỏng. (Trần Hóa-https://vnexpress.net/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét