Xứ Thượng ...
NGHỀ TẠC TƯỢNG
...
Ðang tạo hình bức tượng người mẹ ôm con vào lòng, nghệ sĩ Y Gông (huyện Krông Bông, Ðắk Lắk) chia sẻ bức tượng sẽ lột tả tình cảm lớn lao của người mẹ dân tộc Ê đê với đứa con yêu của mình.
Ðang tạo hình bức tượng người mẹ ôm con vào lòng, nghệ sĩ Y Gông (huyện Krông Bông, Ðắk Lắk) chia sẻ bức tượng sẽ lột tả tình cảm lớn lao của người mẹ dân tộc Ê đê với đứa con yêu của mình.
Còn nghệ nhân Y Ngan Bya (buôn Ko Tam, phường Tân Hòa, TP Buôn Ma Thuột) đục đến ba bức tượng, trong đó có hai bức khoanh tay và bịt tai khá phổ biến trong loại hình tượng nhà mồ của người dân tộc Ê đê.
Say sưa với những nét đục cuối cùng để hoàn thành bức tượng Ôm mặt khóc, nghệ nhân Ðinh Plinh (làng Leng, xã Kơ Tang, KBang, Gia Lai) tâm sự đây là bức tượng nhà mồ khá phổ biến của người Ba Na, thể hiện sự xót thương của người sống đối với người quá cố.
Nghệ nhân Ðinh Plinh cho biết ở làng ông chỉ còn dăm người biết tạc tượng nhà mồ vì phần lớn thanh niên không ai thích loại hình nghệ thuật này nữa.
Mỗi khi trong làng, trong xã có người Ba Na nào về với tổ tiên, người thân của họ đều nhờ những nghệ nhân như ông đến tạc tượng gỗ để đặt ở mộ phần. Những bức tượng như thay người sống thể hiện tình cảm thương xót, quan tâm đến người quá cố.
“Nghệ nhân tạc tượng không chỉ tạc tượng nhà mồ, đôi khi cũng tạc tượng hình trống đồng, hình chim công... để trưng trong nhà, trong vườn. Nhiều người thích thú cũng nhờ nghệ nhân tạc giúp, nhưng tiền công cũng ít thôi, chủ yếu là vì tình cảm mà giúp.
Nghệ nhân tạc tượng Tây nguyên chẳng có trường lớp nào đào tạo, phần lớn học qua các già làng, nghệ nhân lớn tuổi hơn. Cứ đi theo phụ việc, ai yêu quý nghề ông bà mới theo được...” - nghệ nhân Ðinh Plinh tâm sự.
(Trích theo "37 nghệ nhân Tây nguyên "thổi hồn vào gỗ" trên báo Tuổi Trẻ)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét