Lễ hội và các trò chơi dân gian
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt của cộng đồng, thể hiện lòng thành kính đối với những người có công với làng, với nước, ý thức cộng đồng và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội là một hình thức sinh hoạt của cộng đồng, thể hiện lòng thành kính đối với những người có công với làng, với nước, ý thức cộng đồng và khát vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Lễ hội ở người Mường khá phong phú, nó ra đời, tồn tại và phát triển trên nền tảng của nền nông nghiệp trồng lúa nước. Lễ hội cũng là không gian của âm nhạc cồng chiêng, của những làn điệu dân ca Mường “ Rằng thường, Bọ mẹng”, của những điệu múa dân gian mộc mạc. Lễ hội ẩn chứa những giá trị đa chiều của một nền văn hóa- là một phần sinh động của bản sắc văn hóa Mường.
Cũng giống như lễ hội của người Việt, lễ hội ở người Mường gồm hai phần chính:
+ Phần lễ: Thể hiện sự ngưỡng mộ đối tượng thờ phụng, tưởng nhớ công ơn, cầu mong sự may mắn.Vị chủ tế trong phần lễ thường là Thầy Mo có uy tín hoặc một vị quan Lang trong vùng.
+ Phần hội: Tổ chức các trò chơi dân gian để mọi người thi tài, vui chơi thoải mái trong sự bình đẳng giữa các thành viên cộng đồng.
Một số lễ hội của người Mường: Lễ hội Khuống mùa ( Khai Hạ), lễ hội đình Vai, đình Cổi, lễ hội chùa Hang, chùa Kè, đình Xàm, lễ hội đền Bờ, lễ hội đền và miếu Trung Báo,….
Một số trò chơi dân gian của người Mường:
+ Ném còn, kéo co, nhún đu, đánh mảng, đánh cù, đẩy gậy, bắn nỏ, đi cà kheo, đi cầu thăng bằng, đè khà ( tương tự như vật tự do).
Ngày nay, ngoài các trò chơi dân gian trong các lễ hội Mường còn tổ chức các trò chơi, các cuộc thi vừa kết hợp giữa hiện đại và cổ truyền như: thi đánh bóng chuyền, bóng đá, đan sọt, thi biểu diễn các tiết mục văn nghệ truyền thống, thi nấu ăn các món ăn Ẩm thực Mường, cuộc thi người đẹp giữa các thiếu nữ Mường duyên dáng,…đã nói lên sự đa dạng và hấp hẫn trong lễ hội Mường.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét