Xứ Thượng ...
NGHỀ CHỈNH CHIÊNG
Những chiếc chiêng cũ đánh nhiều âm sẽ không chuẩn, không còn cái hồn. Kể cả những chiếc chiêng mới cũng cần phải chỉnh lại thì tiếng mới ưng cái bụng của người chơi chiêng. Tùy loại chiêng và cái bệnh của nó mà người chỉnh chiêng cần dùng những dụng cụ khác nhau để “nắn giọng”. Tuy nhiên già Ama H’điêu chỉ cần đôi tay điêu luyện và một cái búa nhỏ làm bằng sắt.
Trong ngôi nhà dài truyền thống của người Êđê, già Ama H’điêu như nhập hồn mình vào chiếc chiêng cũ âm không còn chuẩn. Già giơ chiếc chiêng lên sát tai vừa đánh vừa nghe thử để biết tiếng chiêng như thế nào. Sau khi chẩn đoán đúng bệnh của chiêng, già đặt đứng chiếc chiêng gõ khắp một lượt chỗ mạnh chỗ nhẹ. Nghe lại một lượt thấy chưa hài lòng, già lại dùng búa gõ vào một số chỗ dày, mỏng trên mặt chiêng. Lần này thì tiếng chiêng nghe rất chuẩn và có hồn. “Tiếng chiêng mà không chuẩn thì coi như vứt đi. Chiêng phải vang lên âm thanh của Giàng, của núi rừng... Đó là hồn của chiêng”, già Ama H’điêu chia sẻ. Vì thế nghệ nhân chỉnh chiêng là những người trả lại hồn cho chiêng.
Theo già, chỉnh chiêng rất khó, không có tay nghề, chiêng sẽ không thể chơi được, thậm chí là bị bể. Không nhiều người dám chỉnh chiêng vì sợ làm hỏng và phải đền chiêng bằng mấy con trâu hoặc cả chục con bò. Già Ama H’điêu chỉ bó tay với những chiếc chiêng bị bể không thể đánh được. Có những cái bị vùi dưới đất, may mắn còn nguyên vẹn, già vẫn có thể chỉnh được trả lại hồn cho chiếc chiêng tưởng như đã vô dụng. Kinh nghiệm của già là “Lúc chỉnh phải úp xuống hoặc dựng đứng lên, nếu để ngược lại, chiêng bị đè, tiếng dễ bị méo”. Trong các loại chiêng thì chiêng Lào là khó chỉnh nhất vì nó dày và cứng. Người nghệ nhân phải có kinh nghiệm để gò lại biết chỗ nào dày, chỗ nào mỏng quá rồi mới chỉnh. Với già Ama H’điêu thì chỉnh xong một bộ chiêng là giữ lại hồn cho chiêng, cho buôn làng, cho Tây Nguyên.
Trong ngôi nhà dài truyền thống của người Êđê, già Ama H’điêu như nhập hồn mình vào chiếc chiêng cũ âm không còn chuẩn. Già giơ chiếc chiêng lên sát tai vừa đánh vừa nghe thử để biết tiếng chiêng như thế nào. Sau khi chẩn đoán đúng bệnh của chiêng, già đặt đứng chiếc chiêng gõ khắp một lượt chỗ mạnh chỗ nhẹ. Nghe lại một lượt thấy chưa hài lòng, già lại dùng búa gõ vào một số chỗ dày, mỏng trên mặt chiêng. Lần này thì tiếng chiêng nghe rất chuẩn và có hồn. “Tiếng chiêng mà không chuẩn thì coi như vứt đi. Chiêng phải vang lên âm thanh của Giàng, của núi rừng... Đó là hồn của chiêng”, già Ama H’điêu chia sẻ. Vì thế nghệ nhân chỉnh chiêng là những người trả lại hồn cho chiêng.
Theo già, chỉnh chiêng rất khó, không có tay nghề, chiêng sẽ không thể chơi được, thậm chí là bị bể. Không nhiều người dám chỉnh chiêng vì sợ làm hỏng và phải đền chiêng bằng mấy con trâu hoặc cả chục con bò. Già Ama H’điêu chỉ bó tay với những chiếc chiêng bị bể không thể đánh được. Có những cái bị vùi dưới đất, may mắn còn nguyên vẹn, già vẫn có thể chỉnh được trả lại hồn cho chiếc chiêng tưởng như đã vô dụng. Kinh nghiệm của già là “Lúc chỉnh phải úp xuống hoặc dựng đứng lên, nếu để ngược lại, chiêng bị đè, tiếng dễ bị méo”. Trong các loại chiêng thì chiêng Lào là khó chỉnh nhất vì nó dày và cứng. Người nghệ nhân phải có kinh nghiệm để gò lại biết chỗ nào dày, chỗ nào mỏng quá rồi mới chỉnh. Với già Ama H’điêu thì chỉnh xong một bộ chiêng là giữ lại hồn cho chiêng, cho buôn làng, cho Tây Nguyên.
(Trích trong "ĐỆ NHẤT CHỈNH CHIÊNG" của Minh Thông đăng trên Đăk Lăk Online)
Người chỉnh chiêng vì thế trước hết phải là người chơi chiêng giỏi. Nhưng giỏi chơi chiêng, có tai nghe mà không hiểu vật lý, cơ khí thì cơ hồ cũng khó biết gõ vào đâu để “thổi hồn” âm sắc cho cồng chiêng. Huyện Đak Pơ có nhiều đội cồng chiêng với hàng trăm nghệ nhân chơi cồng chiêng, nhưng người có thể nói là biết chỉnh chiêng chỉ chưa đếm hết một bàn tay. Thế nên những nghệ nhân tên tuổi như Đinh Ngót là người chỉnh chiêng cho cả một vùng, chứ không riêng gì cho đội chiêng của làng, của xã...
(Báo Gia Lai Online)
(Báo Gia Lai Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét