Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 5 tháng 12, 2015

Xứ Thượng... NGHỀ GỐM

Xứ Thượng...
NGHỀ GỐM
...
Đó là một tộc người mà trong lịch sử đã có sự giao thoa khá sớm và sâu đậm với các tộc người Êđê Thăm, Êđê Bil, Êđê MThul, M’nông Gar, M’nông Kuênh sống quanh vùng. Sự giao thoa đó đã đem lại sắc thái văn hóa riêng biệt so với bình diện chung trong đời sống, tinh thần của nhiều sắc tộc có mặt lâu đời ở đây. Điều đó được minh chứng trên thực tế là người M’nông Rlăm hiểu và nói thành thạo ngôn ngữ Êđê, M’nông (các nhánh) và cả tiếng K’ho - một tộc người cư trú tận phía Nam Tây Nguyên. Ngược lại các dân tộc ít người nói trên không biết gì về ngôn ngữ của người M’nông Rlăm cả. Vậy cái gì đã làm nên khác biệt đó, phải chăng là từ việc sản xuất và trao đổi mặt hàng gốm của họ?
...
Trước đây, không riêng gì người M’nông ở đây sử dụng đồ gốm, mà trong nhiều gia đình người Êđê ở nơi khác cũng sử dụng gốm như chén bát, chảo, ấm, nồi niêu và cả ghè rượu… trong sinh hoạt thường ngày. Những sản phẩm gốm ấy được xác định là của người M’nông Rlăm làm ra nhờ đặc điểm rất riêng của nó: gốm được nặn bằng tay (chứ không phải bàn xoay), được nung bằng củi, và đặc biệt là cách tạo men cho loại gốm này nhờ vào độ cháy đen của vỏ trấu sau khi gốm chín. Đây cũng là điểm giống với những mảnh gốm mà các nhà khảo cổ học đã tìm thấy ở Buôn Triết năm 1993 và 1995.
Những cứ liệu trên chứng tỏ gốm của người M’nông Rlăm ở Yang Tao-huyện Lak đã có một thời khá hưng thịnh. Gốm đã đi vào đời sống của nhiều tộc người bản địa ở khắp một vùng rộng lớn, từ phía Nam của dãy Cư Yang Sin (nơi giáp ranh hai tỉnh Dak Lak - Lâm Đồng) đến vòng cung Đông-Tây (mạn hồ Lak và Krông Bông) bây giờ. Con đường đi của gốm cũng chính là bước chân người M’nông Rlăm mang sản phẩm làm ra đi giao thương buôn bán thuở nào.
(Trích bài ĐỜI GỐM_ĐỜI NGƯỜI của Đình Đối đăng trên ĐăkLăk Online)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét