Xứ Thượng ...
NGHỀ LÀM ĐỒ TRANG SỨC BẰNG BẠC
Huyền thoại Churu kể: Ngày xưa, vua Chăm bắt mọi người lên rừng, lên suối tìm của cải dâng vua. Ông quan chịu trách nhiệm thu của cải không giao nộp cho nhà vua. Người Churu bị bắt phải đi làm mãi. Vì vậy, họ chạy trốn lên tận miền núi cao, sống chung với người Châu Mạ, Cơ Ho cho tới tận ngày nay. Trong ngôn ngữ Malayo-polynésian, “Churu” có nghĩa là “chiếm đất”. Điều nói trên chỉ là một giả thiết và chưa có những cứ liệu khoa học xác đáng để chứng minh.
Cho tới nay, dân tộc Churu trên cả nước có khoảng 15.000 người, trong đó riêng địa bàn Lâm Đồng có 14.585 đồng bào Churu sinh sống. Gần gũi và sẻ chia với các dân tộc anh em và trải qua bao chặng đường lịch sử và quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa, đồng bào Churu vẫn giữ được những nét bản sắc riêng. Trong kho tàng giá trị văn hóa vật chất và tinh thần phong phú, người Churu có một nghề thủ công truyền thống lâu đời và nổi tiếng, đó là nghề chạm trổ kim hoàn...
Nếu ở miền duyên hải, đồng bào Chăm nổi tiếng với nghề làm gốm, trên cao nguyên có người Châu Mạ, Cơ Ho, Êđê khéo tay với nghề dệt thổ cẩm, thì những tiền nhân Churu đã truyền lại cho con cháu của họ nghề kim hoàn bằng nguyên liệu bạc. Chuyện về những chiếc nhẫn srí, sra là một trong những ấn tượng của nghề đúc bạc Churu. Để có được một cặp nhẫn cưới, người nghệ nhân phải thực hiện nhiều thao tác, nhiều cung đoạn tỉ mẩn mà không phải ai cũng có thể làm được. Trong cả hàng chục ngàn người dân Churu hiện nay duy nhất chỉ còn lại một nghệ nhân chế tác nhẫn cưới, đó là anh Ya Tuất ở plêi (làng) Ma Đanh, xã Tu Tra, huyện Đơn Dương, Lâm Đồng.
(Theo http://www.tcdulichtphcm.vn/)
...
Quy trình chế tác đồ trang sức bằng bạc của người Churu khá tỉ mỉ và rất công phu. Tùy vào từng loại trang sức và sự trang trí cầu kỳ hay đơn giản mà thời gian, kỹ thuật trang trí cũng có sự khác nhau. Nhưng tất cả đều phải trải qua các bước tuần tự như sau: nấu sáp để lấy sáp tạo mẫu sản phẩm, tạo mẫu đồ trang sức bằng sáp và khuôn đúc, nấu bạc, đổ bạc vào khuôn, làm nguội và cuối cùng là tu chỉnh sản phẩm. Trong đó, khâu tạo mẫu đồ trang sức và khuôn đúc là quan trọng hơn cả vì tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân. Đây cũng là khâu quyết định sự tinh tế và sắc sảo của sản phẩm. Đặc biệt là các loại trang sức trang trí hoa văn cầu kỳ như nhẫn mắt sâu, nhẫn vặn thừng có mặt hình hoa... Các sản phẩm của nghề bạc chủ yếu là các đồ trang sức với các loại nhẫn: nhẫn mắt sâu, nhẫn vặn thừng có mặt và không có mặt, nhẫn trơn thường không trang trí, vòng cổ, vòng tay và các loại hạt chuỗi (có ba loại: hạt tròn, hạt nhiều cạnh và hạt có khía). Những sản phẩm này chủ yếu mang tính tự cung tự cấp trong cộng đồng và trao đổi với bà con dân tộc ở những vùng lân cận.
Quy trình chế tác đồ trang sức bằng bạc của người Churu khá tỉ mỉ và rất công phu. Tùy vào từng loại trang sức và sự trang trí cầu kỳ hay đơn giản mà thời gian, kỹ thuật trang trí cũng có sự khác nhau. Nhưng tất cả đều phải trải qua các bước tuần tự như sau: nấu sáp để lấy sáp tạo mẫu sản phẩm, tạo mẫu đồ trang sức bằng sáp và khuôn đúc, nấu bạc, đổ bạc vào khuôn, làm nguội và cuối cùng là tu chỉnh sản phẩm. Trong đó, khâu tạo mẫu đồ trang sức và khuôn đúc là quan trọng hơn cả vì tốn nhiều thời gian và đòi hỏi sự tài hoa, khéo léo của các nghệ nhân. Đây cũng là khâu quyết định sự tinh tế và sắc sảo của sản phẩm. Đặc biệt là các loại trang sức trang trí hoa văn cầu kỳ như nhẫn mắt sâu, nhẫn vặn thừng có mặt hình hoa... Các sản phẩm của nghề bạc chủ yếu là các đồ trang sức với các loại nhẫn: nhẫn mắt sâu, nhẫn vặn thừng có mặt và không có mặt, nhẫn trơn thường không trang trí, vòng cổ, vòng tay và các loại hạt chuỗi (có ba loại: hạt tròn, hạt nhiều cạnh và hạt có khía). Những sản phẩm này chủ yếu mang tính tự cung tự cấp trong cộng đồng và trao đổi với bà con dân tộc ở những vùng lân cận.
(Theo Đoàn Bích Ngọ- Lâm Đồng Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét