Với Đà Lạt, ai cũng là lữ khách...
MÙA CHUÔNG TRÊN ĐỒI CAO
1.
Nhà nguyện thấp, nhỏ, giản dị, cân xứng với một tháp chuông khiêm cung, nằm khuất trên ngọn đồi nhiều thông, tùng cổ thụ. Con chiên đến đó phải đi bộ qua một con đường mòn cong như hình dấu hỏi, hai bên là bờ cây xúm xít hoa dã quỳ.
Đó là những mùa đông của thời Đà Lạt hãy còn sương mù bạc mặt và giá lạnh róng riết thịt da. Cái lạnh, cái mù sa mà mãi nhiều năm về sau đã theo những kẻ rời bỏ thành phố này đi biền biệt.
Nhà nguyện thấp, nhỏ, giản dị, cân xứng với một tháp chuông khiêm cung, nằm khuất trên ngọn đồi nhiều thông, tùng cổ thụ. Con chiên đến đó phải đi bộ qua một con đường mòn cong như hình dấu hỏi, hai bên là bờ cây xúm xít hoa dã quỳ.
Đó là những mùa đông của thời Đà Lạt hãy còn sương mù bạc mặt và giá lạnh róng riết thịt da. Cái lạnh, cái mù sa mà mãi nhiều năm về sau đã theo những kẻ rời bỏ thành phố này đi biền biệt.
2.
Tháp chuông rất thấp, lại nằm trên đồi sương mù, nên tiếng chuông không vang xa, không ngọt ngào, xuyên thấu như trong thi ca vẫn mô tả về mọi tiếng chuông giáo đường. Tiếng chuông ở đây như nhịp bước khấp khểnh và chùng nặng của những con chiên già nua vừa chống gậy trúc vừa lần hạt. Và cũng chỉ đủ sức để đi hết một con đường mòn hình dấu hỏi hằn lên lưng đồi. Tiếng chuông ấy không leng keng ngân nga mà “lanh canh loong coong” như tiếng va đập của những thứ gỉ sét, mang trong mình hơi thở cũ kỹ và tàn tạ qua thời gian. Những hồi chuông nơi đây được sinh ra không phải cho những gì thuộc về thời khắc hiện tại, mà vừa cất lên là đã vội vã chùng sâu vào miền quá vãng.
Mãi sau này tôi mới hay, mỗi tiếng chuông Mùa vọng mang trong mình một thứ kiến trúc âm thanh, vẽ ra trước mắt chúng ta một khung cảnh và mang lấy một công năng rất riêng với cảm thức con người. Có tiếng chuông nâng người ta lên tót vời kiêu hãnh, có tiếng chuông thánh thiện nhưng đỏng đảnh, có tiếng chuông thoạt nghe êm tai nhưng lại day dứt xót xa, có tiếng chuông đanh đá nhưng đon đả, có tiếng chuông tưng bừng mà chóng vánh, có tiếng chuông thổn thức bất an, có tiếng chuông lạnh lùng xa cách...
Tôi sinh ra ở xứ đạo, ngày thơ kinh nguyện sớm tối như chiên lành, rồi nhiều năm phí phạm tuổi trẻ những cuộc viễn du ất ơ vô hướng như bao chiên lạc, đi qua biết bao Mùa vọng, tắm mình trong biết bao thanh âm diễm tuyệt lẫy lừng của những ngôi thánh đường kiêu hãnh và lộng lẫy, vậy mà trong tâm tưởng cứ ám ảnh mãi tiếng chuông khiêm cung, chậm rãi và xa vắng ở ngôi nhà nguyện trong những Mùa vọng nơi phố núi. Làm sao biết được cái tần sóng lạ lùng kia đã bằng cách nào, đi vào trú ngụ nơi cấu trúc sâu xa nhất của tế bào máu, và nằm rất lâu ở đó, chết đi rồi tái sinh, chỉ chờ cho đến khi trí não làm một cuộc quán tưởng, thì lại rung lên, thật khẽ khàng như một cuộc đánh thức và xoa dịu. Gợi nhớ một khung cảnh. Gợi nhớ một cảm giác. Gợi nhớ một mùi hương. Gợi nhớ một bóng hình. Đôi khi, ném trở lại một lời nguyện cầu không thành trong chồng chất những hoài vọng xưa cũ tưởng đã yên nghỉ trong tâm hồn.
Cùng với ký ức âm thanh kia, biết bao điều hạnh phúc lẫn khổ đau đã đến và đi trong những mưa gió của cuộc đời.
Tháp chuông rất thấp, lại nằm trên đồi sương mù, nên tiếng chuông không vang xa, không ngọt ngào, xuyên thấu như trong thi ca vẫn mô tả về mọi tiếng chuông giáo đường. Tiếng chuông ở đây như nhịp bước khấp khểnh và chùng nặng của những con chiên già nua vừa chống gậy trúc vừa lần hạt. Và cũng chỉ đủ sức để đi hết một con đường mòn hình dấu hỏi hằn lên lưng đồi. Tiếng chuông ấy không leng keng ngân nga mà “lanh canh loong coong” như tiếng va đập của những thứ gỉ sét, mang trong mình hơi thở cũ kỹ và tàn tạ qua thời gian. Những hồi chuông nơi đây được sinh ra không phải cho những gì thuộc về thời khắc hiện tại, mà vừa cất lên là đã vội vã chùng sâu vào miền quá vãng.
Mãi sau này tôi mới hay, mỗi tiếng chuông Mùa vọng mang trong mình một thứ kiến trúc âm thanh, vẽ ra trước mắt chúng ta một khung cảnh và mang lấy một công năng rất riêng với cảm thức con người. Có tiếng chuông nâng người ta lên tót vời kiêu hãnh, có tiếng chuông thánh thiện nhưng đỏng đảnh, có tiếng chuông thoạt nghe êm tai nhưng lại day dứt xót xa, có tiếng chuông đanh đá nhưng đon đả, có tiếng chuông tưng bừng mà chóng vánh, có tiếng chuông thổn thức bất an, có tiếng chuông lạnh lùng xa cách...
Tôi sinh ra ở xứ đạo, ngày thơ kinh nguyện sớm tối như chiên lành, rồi nhiều năm phí phạm tuổi trẻ những cuộc viễn du ất ơ vô hướng như bao chiên lạc, đi qua biết bao Mùa vọng, tắm mình trong biết bao thanh âm diễm tuyệt lẫy lừng của những ngôi thánh đường kiêu hãnh và lộng lẫy, vậy mà trong tâm tưởng cứ ám ảnh mãi tiếng chuông khiêm cung, chậm rãi và xa vắng ở ngôi nhà nguyện trong những Mùa vọng nơi phố núi. Làm sao biết được cái tần sóng lạ lùng kia đã bằng cách nào, đi vào trú ngụ nơi cấu trúc sâu xa nhất của tế bào máu, và nằm rất lâu ở đó, chết đi rồi tái sinh, chỉ chờ cho đến khi trí não làm một cuộc quán tưởng, thì lại rung lên, thật khẽ khàng như một cuộc đánh thức và xoa dịu. Gợi nhớ một khung cảnh. Gợi nhớ một cảm giác. Gợi nhớ một mùi hương. Gợi nhớ một bóng hình. Đôi khi, ném trở lại một lời nguyện cầu không thành trong chồng chất những hoài vọng xưa cũ tưởng đã yên nghỉ trong tâm hồn.
Cùng với ký ức âm thanh kia, biết bao điều hạnh phúc lẫn khổ đau đã đến và đi trong những mưa gió của cuộc đời.
3.
Mùa vọng này, không biết những con đường mòn có còn thầm thỉ những nụ cười quỳ dại và chậm rãi những tiếng khập khễnh gậy trúc?
Ký ức tôi đang làm một chuyến trở về miên man. Có giọng nói thân quen nói với tôi rằng, hãy đi rồi sẽ đến. Còn tôi thì biết rằng, cứ đi hết con đường mòn là chìm gặp mây trắng, chìm vào mây trắng. Đi hết một hồi chuông lanh canh loong coong là gặp từ trên căn gác gỗ thông mộc mạc, tiếng organchurch với tiết tấu êm đềm dịu vợi, dìu những lời thánh ca quen thuộc mà mỗi lần nghe là một lần rót ngọt bình an: “Vinh danh thiên chúa trên các tầng trời/ Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
Khi đó, hồi chuông lại được gióng lên từ đâu đó trên những tán thông bạc đầu. Hài nhi trong máng cỏ không cất tiếng khóc. Nhưng kiến trúc của tiếng chuông kia đã nuối những hơi thở người đời lại rất gần nhau.
Biết bao điều tốt lành đã được Giáng sinh!
Mùa vọng: trong niềm tin của người công giáo, đây là mùa mà các thánh lễ hướng đến tinh thần chờ đợi sự kiện đức Jesus Giáng sinh.
Mùa vọng này, không biết những con đường mòn có còn thầm thỉ những nụ cười quỳ dại và chậm rãi những tiếng khập khễnh gậy trúc?
Ký ức tôi đang làm một chuyến trở về miên man. Có giọng nói thân quen nói với tôi rằng, hãy đi rồi sẽ đến. Còn tôi thì biết rằng, cứ đi hết con đường mòn là chìm gặp mây trắng, chìm vào mây trắng. Đi hết một hồi chuông lanh canh loong coong là gặp từ trên căn gác gỗ thông mộc mạc, tiếng organchurch với tiết tấu êm đềm dịu vợi, dìu những lời thánh ca quen thuộc mà mỗi lần nghe là một lần rót ngọt bình an: “Vinh danh thiên chúa trên các tầng trời/ Bình an dưới thế cho người thiện tâm”.
Khi đó, hồi chuông lại được gióng lên từ đâu đó trên những tán thông bạc đầu. Hài nhi trong máng cỏ không cất tiếng khóc. Nhưng kiến trúc của tiếng chuông kia đã nuối những hơi thở người đời lại rất gần nhau.
Biết bao điều tốt lành đã được Giáng sinh!
Mùa vọng: trong niềm tin của người công giáo, đây là mùa mà các thánh lễ hướng đến tinh thần chờ đợi sự kiện đức Jesus Giáng sinh.
(Trích tản văn HỒI CHUÔNG RỈ SÉT của nhà văn Nguyễn Vĩnh Nguyên)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét