Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 21 tháng 8, 2023

LỜI TÂM SỰ CỦA HOA THÚI ĐỊT * Trần Phan

 Dây lá mơ nhà trồng đã ra hoa... nhiều vùng miền còn gọi tên khác rất dân dã là lá thúi địt!

LỜI TÂM SỰ CỦA HOA THÚI ĐỊT
* Trần Phan

“Hoa gì nghe tiếng mà ghê?”

Search trên google với từ khóa trên, kết quả thật bất ngờ: 13,400 kết quả trong 0.68 giây. Điểm qua thấy có nhiều đáp án khác nhau: hoa súng, hoa cứt lợn,… nhưng nhiều nhất vẫn là “hoa thúi địt” (địt = đánh rắm).

Sao vậy? Sao mà nghe tiếng đã ghê? Tại sao bọn người ngu si tự cho mình là nho nhã lại tung hô “thập đại kinh điển danh hoa” mà cũng phận làm hoa như em lại gán cho cái tên nặng mùi để rồi “nghe tiếng mà ghê”. Ơ hay! có sao đâu? Thúi địt thì thúi địt! Địt mà không thúi thì đâu còn gì là… đánh rắm. Mà giả như không có lợi thì ai đánh… làm gì cho mệt xác. Kể cũng lạ, đó là cái chuyện thường tình. Từ bậc vĩ nhân cao siêu, anh hùng cái thế đến kẻ phàm phu tục tử, ai ai đều thế cả. Lên google, thay vì gõ cái câu đố dở hơi trên mà gõ bằng cái tên chính xác của em mà coi. Cả khối ra đấy! Nổi tiếng quá còn gì?

Thật ra, người ta gọi em bằng nhiều cái tên. Tây, ta hay tàu đều có cả. Ối tên hay ra phết. Nào là mơ tam thể, mẫu cẩu đằng; nào là ngũ hương đằng, thanh phong đằng, ngưu bì đống, mao hồ lô…; bà con của em ở nước ngoài thì còn nhiều tên khác kêu hơn. Như:

– Mỹ : sewer vine;
– Anh: chinese moon creeper, chinese fevervine, kings tonic;
– Malaysia: akar sekentut, daun kentut, kesimbukan;
– Indonesia: sembukan (Javanese), kahitutan (Sundanese), bintaos (Madurese);
– Philippines: kantutai (Tagalog), bangogan (Bikol), mabolok (Pampangan);
– Cambodia: vear phnom;
– Laos: Kua mak ton sua;
– Thailand: Kon, choh-ka-thue mue (northern), yaan phaahom (peninsular);…

Ôi chao ôi, nhiều, nhiều lắm… Nhưng em vẫn yêu cái tên thân thương mà người Việt gọi cho em: Hoa Thúi địt.

Nói ra không phải là em khoe khoang gì, chẳng qua là để các bác biết em xuất thân thuộc hàng hoàng tộc. Thật sự em tên đầy đủ của em theo danh pháp chánh thống là Paederia tomentosa Blume. Đây này, gia phả tại Plants Profile ghi rất rõ ràng:

Kingdom Plantae

Plants Subkingdom: Tracheobionta – Vascular plants
Superdivision: Spermatophyta – Seed plants
Division: Magnoliophyta – Flowering plants
Clas:s Magnoliopsida – Dicotyledons
Subclass: Asteridae
Order: Rubiales
Family: Rubiaceae – Madder family
Genus: Paederia L. – sewer vine
Species: Paederia tomentosa Blume

Đấy, thấy chưa, các bác đừng thấy em mong manh thế mà tưởng bở. Chẳng qua vì em thấy thiên hạ này thật buồn cười nên cũng chẳng thèm lên tiếng. Bất quá vì bị người đời xúc phạm, cứ nói đến em là nghĩ ngay đến đánh rắm rồi đến thịt chó, nên em mới nói ra đấy. Mà đã lỡ nói rồi thì phải nói cho hết chứ nói lừng khừng người ta lại bảo “khiêm tốn bằng bốn tự cao“…

Tuy mang tấm thân liễu yếu đào tơ nhưng chúng em toát ra một mùi hương đặc biệt nên tuy không là quốc sắc nhưng cũng thuộc hàng thiên hương. Lý do là chúng em sở hữu một loại tinh dầu có lưu huỳnh và ankaloid (paedrin α, paedrin β) khiến chúng em không thể lẫn vào đâu được. Chúng em vô cùng tự hào về điều đó. Chúng em hiện diện trên cõi đời này từ rất sớm, các bác là kẻ hậu sanh, đã đạo hương mà còn làm ra vẻ thanh cao. Thật tầm thường!

Trong dân gian, chúng em được sử dụng như một loại rau ăn kèm với thịt chó, thịt dê, thịt bê rồi đến nem công, chả phượng,… Nhưng ngoài công dụng là một loại gia vị, chúng em còn được y học cổ truyền biết đến như là một linh dược có vị đắng, chua chát, tính mát có tác dụng nhuận gan, giải nhiệt, mạnh tỳ vị, tiêu thực, sát khuẩn, chữa phong tê thấp, tẩy giun, giải độc…nhưng thông dụng nhất vẫn là chữa các bệnh về đường tiêu hóa, tiết niệu như kiết lỵ, tiêu chảy do nóng, sôi bụng, ăn khó tiêu, đau dạ dày, bí tiểu tiện,…

“Trông mặt mà bắt hình dong” ư? Vậy là các bác chưa biết câu “cao nhân bất lộ tướng rồi”. Uổng cho các bác một kiếp làm người, lại được học hành tử tế mà kém cỏi. Đúng là “ếch ngồi đáy giếng“. Đứng trước Khổng Minh mà nhận mình nắm cả càn khôn, thật đáng thương thay!

Thôi không nói nữa đâu, trời đang lất phất mưa bay thật lãng mạn. Trong cái tiết trời lành lạnh, khi trăm hoa đua nở, cùng với các quân tử hoa, hoàng hậu hoa, tây thi hoa, tiên tử hoa hay thiên hạ đệ nhất hương hoa, chúng em trang điểm cho đời với những nụ hoa be bé, xinh xinh, màu tím nhạt, thoang thoảng hương,… chẳng phải là thi vị lắm sao.

Kìa anh ong, chào cô bướm, mùa xuân đã về… Xin tự giới thiệu: em là Hoa Thúi Địt!

Trần Phan

*Trích nguồn http://vnthihuu.net/showthread.php?11040-L%E1%BB%9Di-t%C3%A2m-s%E1%BB%B1-c%E1%BB%A7a-Hoa-Th%C3%BAi-%C4%91%E1%BB%8Bt%E2%80%A6

Có thể là hình ảnh về cây quả hạch, hoa shadbush và hoa mộcCó thể là hình ảnh về hoa và hoa shadbush

An Tra

Có hạt không anh ? Cây này ngoài tự nhiên bây giờ hiếm lắm
1ThíchPhản hồiXóa13 tháng 8

Hong Mai

Có được lá mơ để ăn với bún gỉa cầy là tăng thêm khẩu vị nhiều lắm!
2ThíchPhản hồiXóa13 tháng 8

Khắc Thiện Đinh

Cái này chữa bệnh kiết lỵ hay lắm các vị ạ. Nhớ thời bao cấp khó khăn không kiếm đâu ra thuốc, tôi lại bị bệnh kiết lỵ kinh niên. Nhờ các cụ lớn tuổi chỉ giùm tôi đã lấy lá này (lá non), giả nát vớt ra bỏ vào tô đập một quả trứng gà sống hòa vào với một ít nước sôi đánh đều uống vào. Uống khoảng 3 lần là hết bệnh. Tôi đã hết bệnh nhờ cái mẹo dân gian này.
Cám ơn anh đã nhắc lại !
2Yêu thíchPhản hồiXóa14 tháng 8

Thuphong Nguyen

Lần đầu tiên chị thấy hoa của nó. Chỗ chị mùa đông quá lạnh nên không trồng được, lâu lâu có người ở tiểu bang khác gởi cho quí lắm.
1Yêu thíchPhản hồiXóa14 tháng 8

Uyen Lan

Lần đầu thấy hoa dây mơ xinh đáo để !
1Yêu thíchPhản hồiXóa10:02 14 tháng 8

Bo Dao

Làm giả dồi Chó … đậu xanh lá mơ …rất có lý …
3ThíchPhản hồiXóa21:51 14 tháng 8

Huu Nghi

Đúng là dân Sinh Học rồi
1Yêu thíchPhản hồiXóa14:57 15 tháng 8

Thi Niệm

Nghe đến Lá Mơ bỗng thấy thèm... Hi Anh XT.
1ThíchPhản hồiXóa17:15 16 tháng 8

Bùi Ngọc Khánh

Thấy hoa Mơ này đến chó cũng buồn.
Có thể là hình ảnh về chó
1HahaPhản hồiXóa06:43 17 tháng 8

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét