Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 15 tháng 5, 2023

NGÀY XƯA ĐI HỌC * Jos Ngọc Huân

 

Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay... (Quê Hương-Đỗ Trung Quân)
NGÀY XƯA ĐI HỌC
* Jos Ngọc Huân
Vào cuối thế kỷ 19, khi nền Nho học vào buổi suy tàn, và nền Tây học bắt đầu lên ngôi, trước những thay đổi to lớn của sự học và hoàn cảnh xã hội biến động lúc đó, nhà thơ trào phúng Trần tế Xương ( 1870 – 1907 ) đã phải ngao ngán thốt lên: “ Đạo học ngày nay đã hỏng rồi , mười người đi học chín người thôi , cô hàng bán sách lim dim ngủ, thầy khóa tư lương nhấp nhỏm ngồi”
Nếu đem đối chiếu hoàn cảnh của học trò thời đó với thế hệ học trò từ nửa thập niên 70 tới thập niên 80 cũng có phần tương đồng. Sau biến cố 1975, với những thay đổi khốc liệt của đất nước, có thể do ý thức hệ, lý lịch, vì cơm áo gạo tiền … nên rất nhiều học sinh, sinh viên phải bỏ học, về nhà phụ gia đình làm nông, hoặc những công việc khác, còn một số đông thầy cô giáo lâm vào tình trạng “ mất dạy”, thật đúng với câu tục ngữ : “ nhất sĩ nhì nông , hết gạo chạy rông , nhất nông nhì sĩ”
Trước hết, kẻ viết bài nay xin phép được dùng nhân xưng đại danh từ “chúng tôi” để hầu chuyện khái quát với quý bạn đọc về chuyện NGÀY XƯA ĐI HỌC. Vì qua những buổi trà dư tửu hậu, họp lớp, học trò thế hệ chúng tôi ( 4x, 5x, 6x) được hấp thụ nền giáo dục dưới 2 thập niên 1950 – 1970 thường nhớ lại với niềm luyến tiếc vô bờ chuyện học ngày xưa.
Qua nhiều lần cải cách nền giáo dục, nhưng không có hiệu quả bao nhiêu, với những chuyện lùm xùm sách giáo khoa lớp MỘT năm học mới này, đến các khoản đóng góp vô lý, rồi đến chuyện bạo lực học đường, văn bằng giả, dạy thêm, học thêm v.v… và biết bao nhiêu điều tiêu cực nữa mà trên các phương tiện truyền thông nhà nước đã đề cập đến, chúng tôi không nhắc lại nữa. Cũng từ đó mà biết bao nhiêu hình ảnh sống động, kỷ niệm xưa thời đi học lại ùa về trong tâm tưởng chúng tôi.
Xưa, ngày khai giảng đúng là ngày đầu tiên đi học mà thế hệ chúng tôi ai cũng ít nhiều nhớ lại bài tập đọc của nhà văn THANH TỊNH ( 1911 – 1988 ): “ Hằng năm, cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm mênh mang của buổi tựu trường …” Còn ngày nay, học trò tới trường trước 10 – 15 ngày làm nhiều việc đã, sau đó mới đến ngày khai giảng, cho nên mất đi cái tâm trạng bồi hồi, xao xuyến của ngày đầu tiên đi học.
Giáo dục ngày xưa được xây dựng trên nền tảng Triết lý giáo dục: NHÂN BẢN, DÂN TỘC, KHAI PHÓNG, lấy con người làm gốc, tinh thần dân tộc và giáo dục tri thức với tinh thần sáng tạo …
Thời đó, chúng tôi đi học vào ngay lớp Năm (lớp 1 bây giờ ) sau này có thêm lớp mẫu giáo.
Bậc tiểu học gồm: lớp Năm, lớp Tư, lớp Ba, lớp Nhì và lớp Nhất (bây giờ là lớp 1, 2, 3, 4, 5), học trò được học các môn Quốc văn, Việt sử, Toán, Đạo đức, Sử Địa v.v… học trò chỉ học 1 buổi thôi, sáng hoặc chiều, còn lại một buổi, bọn trẻ chúng tôi về nhà giúp gia đình, đứa thì đi chăn bò, đứa thì giữ em v.v… tối lại học bài là được. Xưa kia, tuổi học trò nhỏ vui lắm, sống hồn nhiên với nhiều trò chơi dân gian, chẳng phải học thêm học bớt chi cả, chỉ cần chăm chú nghe thầy cô giảng bài tại lớp và về nhà ôn tập bài đầy đủ là lĩnh hội được những kiến thức cần thiết mà thầy cô đã truyền đạt.
Vì là xứ đạo, trường tiểu học cũng là trường của giáo xứ, nên được các cha quản xứ coi sóc chu đáo, và các thầy cô đa số là giáo dân trong xứ nên biết rõ hoàn cảnh gia đình, cha mẹ của từng đứa một, các thầy cô dạy giỏi và rất nghiêm khắc, đứa nào lười học và hỗn láo, thầy cô nghiêm phạt dữ lắm, có đứa bị ăn đòn rất đau, thế mà, từ học sinh cho đến phụ huynh chẳng bao giờ thù ghét hoặc đến trường kiện cáo thầy cô như thời bây giờ đâu! ( nghe nói cách đây mấy năm có phụ huynh của địa phương nào đó đến nhà trường bắt cô giáo quỳ xin lỗi phụ huynh vì cô đã sửa phạt đứa học trò, con của họ, nghe mà não lòng !), về chương trình học, chúng tôi nhớ mãi những bài học Việt sử, tập đọc, học thuộc lòng, những bài toán đố, như bài học sử về cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng, Hưng Đạo Vương Trần quốc Tuấn . . . , bài tập đọc tướng Carnot về thăm thầy trường cũ, bài học thuộc lòng “Nước mắm với giấm chua”, chúng tôi còn nhớ, khi vào học lớp Nhì, trước khi vào tiết học, người thầy khả kính mà chúng tôi nhớ ơn mãi luôn viết trên bảng những câu danh ngôn dạy đạo làm người bằng từ Hán Việt và Pháp ngữ như: tiên học lễ, hậu học văn / bất học diện tường / jeux de main, jeux de vilain.
Thời đó, các trường Tiểu học cũng đã có chương trình Sữa học đường rồi đó, đám học trò nhỏ chúng tôi được nhà trường phát cho nào là sữa, bơ, phomat, lại có cả thùng dầu ăn đưa về nhà nữa kìa, ngoài ra còn có ngày sinh hoạt học đường để chăm sóc vườn cây ăn trái, đến kỳ thu hoạch mỗi lớp được chia về để ăn, bọn trẻ chúng tôi thích lắm. Các niên học cứ trôi qua êm đềm, học hết lớp nhất (lớp 5 bây giờ) học trò phải thi tốt nghiệp lấy bằng tiểu học, đến niên khóa 1965 – 1966 thì bãi bỏ kỳ thi này. Học hết lớp nhất, đứa nào thich đi tu thì thi vào chủng viện hoặc nhà dòng, đứa nào giỏi thì thi vào trường công, còn lại đa số thì xin vào học các trường tư thục để tiếp tục học chương trình trung học đệ nhất cấp (cấp 2 trung học thời nay)
Chương trình trung học đệ nhất cấp có 4 lớp: đệ thất, đệ lục, đệ ngũ, đệ tứ (lớp 6, 7, 8, 9 bây giờ ). Có một thời, trong xứ chưa có trường trung học, nên học trò phải ra “ Tỉnh” ( bây giờ gọi là thành phố ) học, chúng tôi đa số phải đi học bằng đôi chân, đôi khi bằng “ đôi chân trần” vì hồi đó chưa có đường nhựa như bây giờ, trời đổ mưa là lầy lội, trơn trợt, lên lớp đệ lục, đệ ngũ … mới được đi xe đạp hoặc xe gắn máy như Mobylette, Goebel, Puch … đến khoảng năm 1965, 1966 mới có Honda, nhiều đứa có cha đi làm công chức thì được cha chở đi học luôn. Vì chúng tôi ở thôn quê ra đi học ở phố, nên thời gian đầu thấy rất nhiều điều mới lạ, thích thú, mấy đứa học trò ở ngoài phố đôi khi có vẻ kỳ thị bọn học trò nhà quê chúng tôi nữa, tức lắm … nhưng dần dà cũng hòa đồng, thân thiện. Lên trung học, chúng tôi phải học nhiều môn hơn và học theo tiết, như Anh văn, Pháp văn, môn văn thì có thêm cổ văn, kim văn, văn vần, văn xuôi, học các tác phẩm cổ điển như Kim Vân Kiều, Bích câu kỳ ngộ, Lục vân tiên, Cung oán ngâm khúc v. v.., các tác phẩm của Trương vĩnh Ký, Huỳnh tịnh Của, Nguyễn văn Vĩnh v.v .. ( còn nhóm Tự lực văn đoàn, lên đệ nhị mới được học), Học trò học hết đệ tứ thì phải thi tốt nghiêp, lấy bằng Trung học để tiếp tục lên học chương trình trung học đệ nhị cấp (cấp 3 bây giờ ), đến niên khóa 1966 trở về sau thì bãi bỏ kỳ thi này .
Sau khi hoàn thành chương trình trung học đệ nhất cấp, chúng tôi tiếp tục học chương trình trung học đệ nhị cấp, gồm 3 lớp: đệ tam, đệ nhị, đệ nhất tương đương với lớp 10, 11, 12 bây giờ. chương trình học được phân ban, ban A (vạn vật, lý hóa ), ban B ( toán, lý hóa ), ban C ( văn, sinh ngữ ) môn sinh ngữ chính và phụ là anh văn và pháp văn hoặc pháp văn và anh văn, ngoài những môn chính của từng ban, các môn khác còn lại cũng phải học đến nơi đến chốn , lên đệ nhất phải học thêm môn Triết nữa, Học hết đệ nhị thì thi tú tài 1 (bán phần ), trò nào rớt thì phải đi lính nếu đến tuổi quân dịch, thời chiến tranh mà, nên trong bài hát “Thà như giọt mưa mới có câu: “ta hỏng tú tài, ta hụt tình yêu, thi hỏng mất rồi, ta đợi ngày đi. Đau lòng ta biết mấy, đau lòng ta biết mấy …” ( đến niên khóa 1972 – 1973 thì bỏ kỳ thi này ), trò nào đậu tú tài 1 thì lên học đệ nhất ( kể từ năm 1971, Bộ Giáo dục đổi lại các lớp của các bậc học thành từ lớp 1 cho đến lớp 12 như bây giờ ) học đệ nhất có thêm môn Triết, hơi khó với bọn học trò chúng tôi vì tuổi đời còn quá non nớt, khoảng 17, 18 thôi, nhưng chúng tôi thấy môn học này cũng hay hay vì lạ lẫm. Học hết đệ nhất thì thi tú tài 2 ( toàn phần ), kỳ thi này khó lắm, tỷ lệ đậu không nhiều, nên thời đó, trò nào mà có bằng tú tài 2 là “ oách lắm”, hơn gấp bội bằng cử nhân bây giờ, có thể hơn cả về kiến thức nữa, vì hồi đó “ học môn gì , thi môn đó”, thi tới 10 môn học ( có thể chọn thêm môn thể dục ), chứ không phải như bây giờ “ thi môn gì, học môn đó”, chỉ có 6 môn thôi mà, đến niên khóa 1973 – 1974, thi tú tài 2, không thi viết nữa mà thi trắc nghiệm IBM ( International Business Machines ), trò nào đậu tú tài 2, tùy điều kiện kinh tế của gia đình, thì ghi danh vào các trường đại học, hoặc thi vào các trường khác như các trường cán sự y tế, giáo dục, ngành nghề, có nhiều đứa vào đời kiếm việc làm luôn v . v.. đứa nào đúng tuổi đi lính thì được vào trường sĩ quan, đến đây chúng tôi cảm thấy ngậm ngùi vì có nhiều đứa bạn của chúng tôi đã trở về cát bụi vì bom đạn thời loạn ly rồi ( xin thắp nén hương lòng tưởng nhớ tới các bạn nhé )
Thời đó, đi học trường công thì không phải đóng học phí, còn trường tư thục thì phải đóng nhưng không quá cao, với một viên chức bình thường hay một nông dân vẫn có thể lo cho con cái đến trường tương đối ổn định, ngoài học phí thì học sinh không phải đóng bất cứ một khoản nào nữa, xe cộ thì nhà trường giữ miễn phí. Còn sách giáo khoa rất ít cải cách, đứa đầu đi học lên lớp, cứ để lại cho đứa sau, có thể dùng tới 5 – 6 năm, đồng phục thì tùy theo trường, học sinh về nhà tự may lấy, chỉ cần đính thêm huy hiệu, tên trường mình đang học là được. Thời đó, chúng tôi thích mấy đứa con gái học trường nữ Vinh Sơn lắm, đồng phục rất đẹp mà lại dễ thương nữa chứ, có đứa trong bọn tôi tan học cứ lẽo đẽo theo sau cứ như trong bài hát Ngày xưa Hoàng thị vậy.
Còn chuyện giải trí thì sao? Hồi đó làm gì mà có các phương tiện nghe nhìn phong phú như bây giờ. Thời đó phim võ thuật, kiếm hiệp của Đài loan, Hồng Kông được trình chiếu ở VN rất nhiều, chúng tôi thích lắm, có nhiều đứa chuyên “cúp cua” (trốn học) vào rạp xem phim, việc học xuống cấp, bị cha mẹ, thầy cô nghiêm khắc kỷ luật, mấy anh học sinh lớn tuổi, sành điệu hơn thì xem phim tình cảm, lịch sử như: Nữ hoàng Cleopatra, Tora tora, The longest day v.v… Sang lãnh vực âm nhạc thì chúng tôi thích hát nhạc vàng . . . , còn lớp đàn anh thì nghe và hát nhạc tình, du ca, tình tự quê hương, thân phận con người trong thời tao loạn, có người thì chui vào quán cà phê tập tễnh hút thuốc lá, nghe nhạc Trịnh, đến giờ vẫn chưa bỏ thuốc được .
Nói đến chuyện giải trí là phải nhắc đến chuyện đọc sách, thế hệ chúng tôi ngày xưa đó rất thích nhóm Tự Lực Văn Đoàn, hay đọc các tác phẩm của Nhất Linh, Khái Hưng, Thạch Lam v.v... Thơ mới thì thích Huy Cận, Nguyễn Bính, Chế lan Viên v.v…, đặc biệt, bọn chúng tôi rất “ khoái” các nhà thơ vào thời hậu bán thế kỷ 19 như Nguyễn công Trứ, Nguyễn Khuyến, Tản Đà Nguyễn khắc Hiếu, và nhất nhà thơ trào phúng Tú Xương, đến nỗi cho đến bây giờ, nhiều đứa đang thuộc làu làu bài Kẻ Sĩ, Thu điếu, Than đạo học v.v.. Lại có một số rất đông trong chúng tôi rất thích đọc các tiểu thuyết võ hiệp kỳ tình như : Cô gái đồ long, Thần điêu đại hiệp, Tiếu ngạo giang hồ v.v..
Thật ra, không thể có được một chính sách nào toàn bích, nhất là chính sách giáo dục. Chúng tôi, giờ đã U70, 80 rồi vẫn nhận thấy, với các phương tiện truyền thông thật hiện đại như smartphone, máy vi tính … trong xa lộ thông tin toàn cầu ngày nay, các bạn trẻ, trong đó có con cháu chúng tôi rất thành công trong việc học tập và khởi nghiệp, thật đáng trân trọng, tuy nhiên chúng tôi vẫn thấy thiếu thiếu những cái gì đó: “có thể là thiếu nhân bản, thiếu kiến thức phổ thông, lịch sử, văn chương …” , đến nỗi có các em học sinh cấp 2, 3 vẫn không biết vua Quang trung và Nguyễn Huệ là một, cứ tưởng là 2 cha con, 2 anh em hoặc là chiến hữu ( thông tin văn hóa, diễn đàn văn hóa, clip video VTV 15 / 7 / 2015), và còn rất nhiều điều cười ra nước mắt nữa mà trên các báo đài nhà nước đã đề cập đến.
Có thể, các bạn trẻ cho rằng chúng tôi đang “ ăn mày quá khứ”, quá khứ đã xưa lắm rồi, một quá khứ cách đây tới gần 3/4 thế kỷ. Nhưng, nếu “ ăn mày quá khứ” với mục đích che đậy những điều mờ ám, những chuyện xấu xa thì đáng trách thật, còn chúng tôi nhớ lại Ngày xưa đi học, ôn cố tri tân, mong ước gửi đến thế hệ con cháu như là một thông điệp chân thành, mong sao cho con cháu luôn nhớ lấy Nhân bản, tìm về Chân, Thiện, Mỹ trong đời sống học tập để thế hệ trẻ xứng đáng là rường cột của Giáo hội và Xã hội. Mong lắm thay !
Tác giả bài viết: JOS NGỌC HUÂN
Tất cả cảm xúc:
Ly Trinh, Phi Toan và 110 người khác
32 bình luận
4 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

32 bình luận

Phù hợp nhất

  • Đinh Hạnh
    Mot thoi ky niem buc tieu hoc
    nho nho roi roi
  • Bạch Yến
    Bài viết đầy đủ và hay, cám ơn tác giả
  • Lê Thị San
    Xứ Thượng Bài viết của anh Huân.
    • Thích
    • Phản hồi
    • 1 tuần
    • Đã chỉnh sửa
    Lê Thị San đã trả lời
     
    2 phản hồi
  • Ly Trinh
    Nhớ ngày xưa đi học
  • Bùi Trí Phương
    Bài viết tuyệt vời! Hay quá anh ơi.
  • Kim Tuyet
    Quá khứ này rất đáng được “ăn mày”. Nhìn vào tình hình ngày nay mà buồn và không biết nói gì hơn. Tiêu cực đầy dẫy
  • Tieu Hong Pham
    Thầy giáo viết hay và rất đúng … Ngày xưa học sinh học rất giỏi vì được các thầy cô có trình độ và có tâm .
    3
    Kim Tuyet đã trả lời
     
    1 phản hồi
  • Trần Tố Phượng
    Tìm được mấy hình này là tuyệtp
    Xứ Thượng đã trả lời
     
    1 phản hồi
  • Thái Hải
    Tui nhớ tiểu học Ng C Trứ hà 💁😃
    Thái Hải đã trả lời
     
    2 phản hồi
  • Lê Thị Xuân Hòa
    Thời anh.. tình trạng thất học nhiều không ạ
    Lê Thị Xuân Hòa đã trả lời
     
    2 phản hồi
  • Hue Nguyen
    Lớp nhì Tiểu Học VINH SƠN BMT
    Không có mô tả ảnh.
    3
    Hue Nguyen đã trả lời
     
    8 phản hồi
  • Suoi Kiet Nguyen
    Nhớ lại ngày xưa nhà cô cho thuê truyện chưởng ,từ thầy cho đến trò đều mê mẫn , vào văn phòng là có thầy đã thông báo , Tui vừa tịch thu truyện kiếm hiệp nhà bà...🥰😂
    3
    Xứ Thượng đã trả lời
     
    1 phản hồi
  • Quang Lexuan
    Xin cám ơn tác giả rất nhiều.
    2
  • Tống Mỹ Linh
    Rất đúng đó anh .Lịch sử mình học ngày xưa bây giờ trẻ em ngơ ngác
    Em hỏi đứa cháu lớp 5 có biết Trần bình Trọng là ai kg ?
    Anh biết nó trả lời sao kg ??… 
    Xem thêm
    2
  • Tuyetnhung Bk
    Thời này ko thể gọi là thất học chị nhỉ

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét