Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 3 tháng 12, 2022

NHƯ LÀ PHÉP LẠ * Trương Đình Hiền

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Tiếng huýt sáo trong hành khúc cầu sông Kwai như gợi nhớ lại một thời xa xưa... (https://www.youtube.com/watch?v=Jmd09lW9d-8)
NHƯ LÀ PHÉP LẠ
* Trương Đình Hiền
Vào thập niên 60 của thế kỷ trước, biết bao nhiêu người trên thế giới đã mê mẩn tiếng huýt sáo của khúc nhạc “Cầu sông Kwai”. Vâng, đó là câu chuyện năm 1957, câu chuyện về “Chiếc cầu trên sông Kwai” (The Bridge on the River Kwai), một bộ phim thuộc hàng kinh điển của điện ảnh thế giới với 3 giải Cầu Vàng và 7 giải Oscars cùng với giải âm nhạc lừng danh Grammy Award cho nhạc phim; bộ phim được hợp tác thực hiện giữa điện ảnh Mỹ và Anh và được biên kịch từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của một tác giả người Pháp Pierre Boulle (1912-1994) xuất bản từ năm 1952: Le pont de la Rivière Kwai.
Nhưng chiếc cầu sông Kwai đó ở đâu và có gì lạ ? Thưa đó là cây cầu xe lửa có thật bắt qua sông Kwai thuộc Thái Lan trên tuyến đường sắt nối qua Miến Điện để yểm trợ cho quân đội Nhật Bản thời Đệ nhị thế chiến. Chiếc cầu cùng với mạng lưới hàng trăm cây số giao thông đường bộ và đường sắt liên hệ được chính quân phiệt Nhật chỉ huy xây dựng với hàng trăm nghìn công nhân mà phần lớn là tù binh Anh, Hòa Lan và Mỹ.
Chỉ với con số 13.000 tù nhân và công nhân chết trong thời gian 3 năm xây cầu được chôn dọc theo các tuyến đường trên con sông nầy đủ để cảm nhận sự khắc nghiệt, lầm than, đớn đau… không xiết kể.
Nhà văn Ernest Gordon, một cựu tù binh của Nhật trong thế chiến thứ II, đã từng lao động khổ sai trong một trại tù khét tiếng dã man của Nhật bên bờ sông Kwai, đã kể lại trong tác phẩm “Ngang qua thung lũng sông Kwai” một mẫu chuyện nhỏ: “…đám tù binh khổ sai tại sông Kwai dân dần biến chất thảm thương trong cái hỏa ngục của đói khát, nắng cháy như thiêu, lạnh như cắt cùng với những đối xử bạo tàn của đám quân canh Nhật Bổn… Những sĩ quan gương mẫu nhất, những chiến binh gan lỳ dũng cảm nhất… dần dần trở thành một đám hèn nhát, ty tiện, dối trá, phản bội, nhỏ nhen, những tên chỉ điểm và trộm cắp… Cả trại tù chỉ còn là một hỏa ngục của im lặng, tội ác, chết chóc và thù hận. Thế rồi, trong số đó có hai bạn tù nghĩ ra một sáng kiến: lập một nhóm học hỏi và cầu nguyện với Lời Chúa. Lạ thay, dần dần có một biến đổi lạ lùng trong cái không gian quỷ quái nầy. Tâm hồn của nhiều tù binh dần dần biến đổi. Hình ảnh Chúa Giêsu tử nạn và Lời Ngài trở nên gần gũi với những xót xa từng ngày của họ. Họ không còn thất vọng về bản thân và cuộc sống, không còn hận thù và ty tiện, không còn dối trá và nhỏ nhen… Họ đã biết cầu nguyện và giúp đỡ, nhường nhịn và yêu thương…; và đêm đêm, thay cho cái không gian tối tăm im lặng nặng nề của cái chết và tội ác, là đó đây vang lên tiếng hát ca của tươi vui và hy vọng…”.
Vâng, tình yêu, hy vọng và sự thiện đã chiến thắng sự ác và thất vọng bằng một vũ khí đơn sơ của hai tù nhân: cầu nguyện với Lời Chúa, hướng về Chúa trong niềm tin cậy mến…
...
Trương Đình Hiền
*Trích đoạn trong bài "Đôi tay cầu nguyện và đôi tay chiến đấu" của Trương Đình Hiền đăng trên https://truongdinhhien.net/doi-tay-cau-nguye%cc%a3n-va.../
Có thể là hình ảnh về văn bản
Hoan Pham, Uyen Lan và 85 người khác
23 bình luận
4 lượt chia sẻ
Thích
Bình luận
Chia sẻ

23 bình luận

Phù hợp nhất

  • Xứ Thượng
    Hành khúc cầu sông Kwai - The Bridge on the River Kwai - huýt sáo... (https://www.youtube.com/watch?v=4LwMpk0dQGM)
    47. Hành khúc cầu sông Kwai - The Bridge on the River Kwai - huýt sáo
    YOUTUBE.COM
    47. Hành khúc cầu sông Kwai - The Bridge on the River Kwai - huýt sáo
    47. Hành khúc cầu sông Kwai - The Bridge on the River Kwai - huýt sáo
    7
    • Thích
    • Phản hồi
    • Gỡ bản xem trước
    • 5 ngày
    Xem thêm 1 phản hồi
  • Phạm Thuỳ Hương
    Ui...Bài Anh XT post... làm TH nhớ Bố quá...từ năm 12 , 13 tuổi TH đã nghe đến thuộc lòng giai điệu bài nhạc này...vì Bố dậy nghe nhạc rất sớm...đến 5g là Bố để máy chạy đĩa nhạc này rồi đánh thức các con dậy ôn bài...tụi em 5 cô con gái vừa nghe vừa vận động...đánh răng rửa mặt xong là vừa hết đĩa...tụi em ngồi vào bàn học...thi thoảng Bố đổi đĩa La paloma hay Besame mucho...chắc nhớ mãi đến cuối đời...Cám ơn Anh XT nha...Bản Nhạc quá tuyệt cho một buổi sớm trong lành...Em share nha...
    4
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 5 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Kim Thịnh Dancer
    Câu chuyện hay quá...xuc động quá a XT... e luôn tin tưởng vào sức manh của lời cầu nguyện .
    Từ khi học cấp 2 ..vô tình một lần e đc nghe bản nhạc cầu sông kwai này... và say mê tiếng huýt sáo trên nền nhạc ...hay lắm...hay ko thể tả đc a XT.
    2
    • Yêu thích
    • Phản hồi
    • 5 ngày
    • Đã chỉnh sửa
  • Nguyen Chinh
    Tôi còn nhớ xem phim Cầu sông Kwai tại rạp Ngọc Lan trên Đà Lạt… lúc ra khỏi rạp có người còn huýt gió khúc quân hành như trong phim… thế mới biết tác động tức thời của điện ảnh!
    2
    • Xứ Thượng
      Nguyen Chinh Em cảm ơn Anh đã nhắc nhớ một kỷ niệm tuyệt vời của phim Cầu Sông Kwai. Bức hình là em mượn trong một bài viết của Anh.
    • Natanio Pham
      Nguyen Chinh Em cũng được xem phim đó ở rạp Ngọc- Lan Dalat vào khoảng năm 1971 hay 1972 gì đó ,xem phim The Longest Day cũng ở rạp đó.Sau này coi Tora ! Tora ! Tora ! cũng ở đó luôn...
  • Tri Manh
    Lịch sử hào hùng
  • Ngọc Hoa
    Nhỏ xíu là em đã được nghe bài này rồi.
  • Uyen Lan
    Câu chuyện hay đầy cảm xúc ! Chúa bao giờ cũng nghe lời cầu xin của con dân Ngài ! Cảm ơn anh Xứ Thượng đăng bài ! Cảm ơn tác giả bài viết!
  • Uyen Lan
    Lúc nhỏ đã thích giai điệu bài hát này.. nhạc như khúc quân hành vang niềm hy vọng và yêu cuộc sống !
  • Tieu Hong Pham
    Nghe bài hát này nhớ “ Bố “của tỷ lắm , một trong những bài ưa thích bố tỷ thường nghe .
  • Phúc K'sor
    Hu hu, đọc bài mới ngẫm thương chính bản thân mình (và nhiều người).
    Những ngày tù tội sau tháng tư đen, dù trại khó khắn cách mấy, anh vẫn tổ chức anh em đọc kinh, gọt gỗ là thánh giá, chuỗi 10 kinh Mân côi, đêm giáng sinh trong tù, giữa khuya nhẹ khều nhau dậy đọc kinh, hát mừng giáng sinh nho nhỏ trong ánh đèn dầu, bẻ mấy miếng lương khô, bánh kẹo được thăm nuôi, ly trà đường réveillon trong nước mắt,
    Vậy mà bây giờ, nhà ở cách nhà thờ quá gần, ngồi trong sân nhà nhấm nháp cafe nghe cộng đoàn kinh kệ, đọc sách thánh, cha giảng và ban phép lành...rõ mồn một, mà sao làm biếng đến nhà thờ đến thế.
    Hình như trong gian nan bức bách, bệnh hoạn người ta, (và cả anh) nhớ đến Chúa hơn, hay vật chất cám dỗ, mà mồm nại cớ già yếu, khi mấy bà cụ chống gậy đi lễ về qua trước cổng nhà vẫn chào hỏi nhau đon đả...hu hu

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét