Người dân Ê Đê gọi trái cứt quạ lá khía (Gymnopetalum cochinchinensis) là Boh Êpang, và phân biệt với trái cứt quạ lá to (Trichosanthes tricuspidata) là Boh Aliêk...
MÓN NGON TỪ DÂY QUẢ RỪNG
*Boh Êpang
Người dân bản địa Ê Đê thường hái boh êpang về làm món ăn cho gia đình. Dây trái này mọc tái sinh rất mạnh trên các nương rẫy bỏ hoang. Chỗ nào có dây boh êpang, chỗ đó gà rừng rất nhiều vì chúng rất thích hạt boh êpang. Hiện nay, trong ẩm thực nhà hàng trên Tây Nguyên đã xuất hiện món boh êpang non xào với thịt bò...
Ở Việt Nam, dây cứt quạ và khổ qua rừng chỉ cần nhìn qua là có thể phân biệt ngay. Dây cứt quạ lá có hình dạng gần giống lá mướp trong khi khổ qua rừng lá có thùy sâu đến tận cuống. Hoa khổ qua rừng màu vàng trong khi hoa của dây cứt quạ có màu trắng. Quả khổ qua rừng hay khổ qua thường (mướp đắng) có những khối u lên (nhiều người gọi là gai) trong khi quả dây cứt quạ (Miền nam hay gọi là trái cứt quạ) quả không có gai mà lại có nhiều lông như bầu, mướp, thay vì có các gai u nổi lên dọc từ cuống đến đuôi như khổ qua rừng thì trái cứt quạ lại có các khía phân cách rõ ràng.
...
(Tham khảo thêm http://caythuocnam.com.vn/day-cut-qua-439.html)
*Boh Aliêk
Boh aliêk là loại quả có màu xanh, khi chín màu đỏ, trái hình bầu dục, to hơn ngón chân cái, thường được người Kinh gọi là quả đắng vì quả này có vị rất đắng, người ta còn gọi là quả cứt quạ.
Cây aliêk thân mềm có lông, bò trườn dưới mặt đất; lá hình mũi, đầu nhọn, hai mặt lá có lông mịn, quả mọc ở nách lá hoặc đầu cành; mọc nhiều ở nương rẫy, ven suối. Bà con ở các buôn làng Êđê thường hái quả aliêk về để chế biến thành những món ăn rất độc đáo.
Già Ama Huyn (73 tuổi, ở xã Ea Na, huyện Krông Ana) cho biết: Boh aliêk trước đây thường mọc trong rừng ven suối, bây giờ mọc trên nương rẫy với điều kiện đất tốt có nước nhiều. Mùa mưa là thời điểm bà con Êđê thu hái trái aliêk. Đọt, lá non của boh aliêk được đồng bào xào với cá khô, thịt ba chỉ; trái non có thể nấu canh hoặc xào đều rất ngon, là món giải nhiệt cho mùa hè. Nhiều người khi chế biến boh aliêk thường bỏ hạt nhưng ngon nhất và giữ được hương vị đặc trưng thì khi nấu nên giữ nguyên hạt để cảm nhận hết vị đắng của trái aliêk....
(Trich theo bài viết Món ngon từ quả aliêk của Dạ Yến Thảo)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét