Nghe chuyện xứ Mường...
RÊU ĐÁ
Một cụ già người Mường cho biết: “Loài rêu đá ở đây không phải bỗng dưng mà có đâu nhé! Từ lâu lắm rồi, trên dãy núi mẹ Lia có người Mường và người Dao cùng chung sống, người Dao sống ở trên núi, còn người Mường sống ở chân núi. Trong một lần đi hái củi trên rừng, chàng trai Mường gặp một cô gái Dao có da trắng, tóc dài, má hồng đang đi hái măng. Sau đó, hai người yêu nhau tha thiết nhưng bị gia đình chia cắt, ngăn cản. Cô gái Dao không được lấy chàng trai Mường nên buồn tủi ngày đêm ngồi khóc đến độ nước mắt chảy dài thành dòng suối Thân. Chàng trai Mường không lấy được người yêu cũng si tình ra suối tự vẫn, chàng biến thành viên đá, còn cô gái biến thành rêu ôm ấp quanh chàng. Có lẽ vì thế mà rêu suối Thân là ngon nhất, đặc biệt nhất vùng Tây Bắc này đây”.
...
Lấy rêu đá cũng kỳ công hơn. Các sơn nữ phải dùng thanh nứa sắc, cạo vào những tảng đá để bóc lấy lớp rêu mềm mại, mỏng mảnh. Cứ kiên trì cạo cả buổi mới được vài kg rêu, đủ một bữa ăn cho gia đình.
Lấy rêu đá cũng kỳ công hơn. Các sơn nữ phải dùng thanh nứa sắc, cạo vào những tảng đá để bóc lấy lớp rêu mềm mại, mỏng mảnh. Cứ kiên trì cạo cả buổi mới được vài kg rêu, đủ một bữa ăn cho gia đình.
Khi đã hái được một đống rêu, các sơn nữ nhặt một viên đá sạch, rồi cứ thế đập vào đống rêu đến khi nào rêu mềm nhũn, rồi thả vào rổ, ngoáy tít dưới suối, đánh tan tạp chất. Việc đập rêu, rửa rêu cứ lặp đi lặp lại như vậy nhiều lần, đến khi nào rêu quấn quện vào nhau như chiếc áo vắt thì các sơn nữ bắt đầu tỉ mẩn vạch từng sợi rêu để nhặt cỏ rác lẫn trong rêu.
...
Làm món rêu nướng rất kỳ công, nên chỉ vào những ngày rỗi rãi mới có điều kiện làm. Sau khi tẩm các loại gia vị như hạt sẻn, hạt dổi, hạt mắc khén (một loại hạt cay, thơm nức chỉ mọc trong rừng), ớt, tỏi, gừng, lá chanh,… rêu được gói bằng nhiều lớp lá dong, rồi vần trên than nóng.
Các chị, các mẹ cứ ngồi bên bếp than vần món rêu gói lá dong từ sáng đến tận bữa nhậu để phục vụ chồng và khách. Rêu vần trên than nóng càng lâu thì món rêu sẽ càng nhừ và càng ngon. Người ngồi nhậu chờ rêu chín sốt ruột không khác gì chờ món “mầm đá”.
...
Làm món rêu nướng rất kỳ công, nên chỉ vào những ngày rỗi rãi mới có điều kiện làm. Sau khi tẩm các loại gia vị như hạt sẻn, hạt dổi, hạt mắc khén (một loại hạt cay, thơm nức chỉ mọc trong rừng), ớt, tỏi, gừng, lá chanh,… rêu được gói bằng nhiều lớp lá dong, rồi vần trên than nóng.
Các chị, các mẹ cứ ngồi bên bếp than vần món rêu gói lá dong từ sáng đến tận bữa nhậu để phục vụ chồng và khách. Rêu vần trên than nóng càng lâu thì món rêu sẽ càng nhừ và càng ngon. Người ngồi nhậu chờ rêu chín sốt ruột không khác gì chờ món “mầm đá”.
...
Theo đồng bào nơi đây, ngoài việc là món ăn ngon, rêu đá còn là phương thuốc chữa bệnh, giúp lưu thông khí huyết, giải độc, giải nhiệt, bình ổn huyết áp. Rêu là món ăn không thể thiếu của đồng bào vùng cao vì nó có tác dụng chống ngã nước, sốt rét, tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể chống lại sơn lam chướng khí.
(Trích đoạn "RÊU ĐÁ - món ngon của huyện Tân Sơn" trên tranghttp://www.tanson/)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét