Nghe chuyện xứ Mường...
LỊCH ĐOI (còn gọi là lịch tre)
Xưa kia, cộng đồng người Mường ở Hòa Bình được chia thành 4 vùng Mường là Mường Bi (nay là huyện Tân Lạc); Mường Vang (nay là huyện Lạc Sơn); Mường Thàng (nay là huyện Cao Phong); Mường Động (nay là huyện Kim Bôi) với câu nói đã lưu truyền từ ngàn đời nay “Nhất Bi, nhì Vang, tam Thàng, tứ Động”, trong đó Mường Bi được xem là Mường lớn. Quả thật, tại Mường Bi, người ta còn thấy lưu lại khá nhiều giá trị văn hoá cổ của người Mường. Một trong những giá trị văn hoá đặc sắc là lịch Đoi và nơi đây nhiều người dân còn lưu giữ được lịch Đoi và cách xem lịch Đoi.
...
...
Căn cứ trên chu kì hoạt động của sao Đoi (sao Thần Nông), người Mường đã xác định được các tháng, tuần, ngày trong năm có những sự kiện về thời tiết ra sao để từ đó đưa ra các quyết định cho công việc đồng áng, làm ăn của mình. Vì người Mường đã thất truyền chữ viết nên để xem được lịch, trong vạch của mỗi ngày có những kí hiệu đặc biệt để người ta có thể biết đó là ngày làm ăn thuận lợi hoặc hao tổn, cũng có ngày để đi làm đồng, gieo mạ, đi săn, đánh bắt cá được nhiều nhất… “Trên lịch Đoi, nếu thấy vạch nào hình chữ V- hình đuôi cá thì gọi là ngày cá, vạch nào có một chấm ở trên thì gọi là ngày tiểu hao, hai chấm thì gọi là ngày hao, vạch hình mũi tên là ngày mưa bão... Khi dựng vợ, gả chồng, người Mường Bi phải nhằm vào những ngày vạch ngắn, đó là ký hiệu của ngày bình thường có thể làm đủ mọi công việc...
Đặc biệt, hằng năm, các thầy mo có tài chiêm tinh thường lên ngọn núi Cột Cờ hay ra khoảnh đất rộng, thoáng đãng... để nhìn sao Đoi. Nếu sao Đoi vào cùng với mặt trăng thì năm tới thời tiết ôn hòa, cây cối tươi tốt, mùa màng bội thu… Lịch Đoi chậm hơn lịch âm khoảng 15 ngày. Chính vì thế mà hiện nay người Mường ăn tết hai lần, một lần Tết Nguyên đán theo lịch âm, và một lần ăn Tết theo lịch Đoi.
(Trích đoạn "Cùng người Mường xem lịch Đoi" của Việt Lâm đăng trên Văn Hóa Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét