Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

Danh tướng người gốc Mường... LÊ LAI CỨU CHÚA

Danh tướng người gốc Mường...
LÊ LAI CỨU CHÚA
Lê Lai là một tướng lĩnh của quân khởi nghĩa Lam Sơn, người đã hy sinh thân mình cứu chủ tướng Lê Lợi thoát khỏi vòng vây của quân Minh. Lê Lai người gốc Mường, thôn Dựng Tú, huyện Lương Giang (Thanh Hoá), là con của Lê Kiều, nối đời làm chức phụ đạo trong vùng.
Năm 1418 quân Minh huy động lực lượng bao vây núi Chí Linh, nghĩa quân Lam Sơn hết lương ăn, phải ăn thịt cả con ngựa chiến cuối cùng. Để đánh lạc hướng quân giặc, duy trì cuộc khởi nghĩa, Lê Lai đã mặc áo hoàng bào giả làm chủ tướng Lê Lợi, cùng với 500 quân cảm tử xuống núi quyết chiến với quân Minh. Giặc bắt được Lê Lai tưởng là Lê Lợi nên rút quân khỏi núi Chí Linh. Tấm gương hi sinh của Lê Lai mãi được nhà Lê ghi nhớ.
Năm 1428 ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, Lê Lợi đã truy tặng cho Lê Lai là Đệ nhất Khai quốc công thần, soạn hai bài văn thề mãi mãi ghi nhớ công lao của Lê Lai. Trước khi mất Lê Lợi dặn lại vua nối ngôi Trần Thái Tông rằng: Ta có được ngày hôm nay là nhờ có Lê Lai. Do ngày mất của Lê Lai không rõ nên sau khi ta chết phải làm giỗ cho Lê Lai trước khi làm giỗ cho ta một ngày.
...
Các thư tịch cổ chép về Lê Lai quan trọng nhất là 5 quyển sách kể trên. Trong đó, ngoại trừ Đại Việt sử kí toàn thư, Khâm định Việt sử thông giám cương mục và Lam Sơn thực lục chỉ chép một trong hai sự kiện năm 1418 hoặc 1427, còn Đại Việt thông sử và Lam Sơn thực lục tục biên (sao lại năm 1942) đều chép cả hai sự kiện, có đầy đủ mốc thời gian. Về sự kiện măm 1418, Đại Việt thông sử chép: “Lê lai… tự nguyện thay đổi mặc áo bào nhà vua, xưng là vua Lê ở Lam Sơn, dẫn quân ra đánh nhau với quân Minh… Lê Lai chống cự đến kiệt sức thì bị bắt, quân Minh dẫn Lê Lai về thành Đông Quan giết chết” (Đế kỉ, Thái Tổ thượng). Ở phần liệt truyện về Lê Lai, sách này còn chép Lê Lợi sai người ngầm tìm thi hài Lê Lai, đem về Lam Sơn hậu táng. Về sự kiện tháng Giêng năm 1427, sách này chép: “Viên Tư Mã là Lê Lai cậy có chiến công, thường thốt ra những lời khinh nhờn. Vua (chỉ Lê Lợi-người dẫn) sai xử tử và tịch thu gia sản”. Vậy là sách này đã chép rõ cả việc Lê Lai chết năm 1418 và Lê Lai chết năm 1427. Hai sự kiện trên cũng được sách Lam Sơn thực lục tục biên chép tương tự. Ngoài ra, gia phả dòng họ Lê Lai ở Dựng Tú (Thanh Hóa) cũng chép truyện Lê Lai chết vì nước năm 1418. Truyền thuyết dân gian cũng nói đến việc Lê Lai liều mình cứu chúa rồi bị kẻ thù giết chết.
Như vậy, có đủ cơ sở để khẳng định Lê Lai đã hi sinh năm 1418 và trong hàng ngũ nghĩa quân cùng có hai người mang tên họ là Lê Lai (có thể trùng tên trùng họ hay trùng tên khác họ nhưng được ban quốc tính (họ Lê)). Viên Tư Mã Lê Lai của năm 1427 hoàn toàn không phải là Lê Lai bị quân Minh giết hại năm 1418. Cách chép sử thiếu sự kiện của Đại Việt sử kí toàn thư là đầu mối dẫn đến suy luận thiếu căn cứ cho rằng Lê Lai bị Lê Lợi xử tử như nói ở trên.
(Trích đoạn "Sự thật về cái chết của Lê Lai" của Đặng Thanh Tuyền đăng trên báo Kiến Thức Online)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét