Ban mê...
LÀNG NGƯỜI THÁI Ở CẦU 14
Người Thái cư trú tập trung đông nhất ở Sơn La; là một trong nhiều tộc người có truyền thống văn hóa giàu bản sắc của miền Tây Bắc. Đến Tây Nguyên từ năm 1954, tại Dak Lak, Lâm Đồng, Gia Lai hay Dak Nông đều có những cộng đồng Thái từ phía Bắc chuyển vào lập nghiệp. Xa quê hương hàng chục năm, sự bảo lưu văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái là điều thật đáng trân trọng.
Dù di cư vào Dak Lak đã lâu, đồng bào Thái ở Hòa Phú vẫn còn giữ được nhiều nét văn hóa truyền thống. Chị Lù Thị Hạnh, người dân trong thôn, hãnh diện: “Những hộ người Thái di cư vào đây, hầu như ai cũng mang theo hạt giống các loại rau, gia vị của quê hương Tây Bắc vào trồng ở vườn nhà để chế biến các món ăn đặc trưng của dân tộc mình và các chị em người Thái ai cũng mang theo những bộ trang phục truyền thống, những chiếc khăn piêu”. Ở vùng đất mới, không có điều kiện để tổ chức những lễ hội truyền thống như xíp xí, lễ hội hái hoa ban, những buổi sinh hoạt văn hóa “Hạn khuống” (tiếng Thái là “sàn sân”, tức là một cái sàn dựng ở ngoài sân; vào tháng 11 hằng năm, sau vụ thu hoạch, người Thái thường dựng sàn để trai gái trong bản tụ hội hát đối đáp) nhưng bà con người Thái vẫn cố gắng duy trì những nét văn hóa đặc sắc của dân tộc mình trong dịp Tết Nguyên đán và tổ chức lễ hội tết Thái hằng năm vào dịp rằm tháng Giêng âm lịch.
...
Lễ hội tết Thái của đồng bào Thái ở Hòa Phú thường được tổ chức vào ngày 14 hoặc 15 tháng Giêng và chỉ diễn ra trong một ngày. Cách đây hơn chục năm, ngày hội này được tổ chức riêng lẻ ở từng thôn có người Thái sinh sống (thôn 1, thôn 9, thôn 10), sau đó, đồng bào các thôn góp lại cùng tổ chức chung, dần dần hội tết Thái được nhiều bà con trong xã và các vùng lân cận biết tiếng, cứ đến ngày ấy là về làng Thái ở thôn 1, xã Hòa Phú vui chơi. Tại ngày hội tết Thái ở Hòa Phú, người ta dễ dàng tìm thấy nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào người Thái: những cô gái Thái đen, Thái trắng trong các bộ trang phục truyền thống hát lên khúc hát “Chung chiềng” (hát mừng tết đến) với những lời ca như “Tết đến rồi, xuân đến, hoa nở/Nhà nhà cùng vui mở hội”; tiếng đàn tính tẩu, đàn nhị réo rắt hòa vào khúc hát giao duyên; điệu múa xòe, nhảy sạp rộn ràng luôn thu hút rất đông các chàng trai, cô gái Thái và các vị khách tới dự hội; những trò chơi như ném còn, đập niêu đất… luôn thu hút đông người tham gia. Tất cả hòa quyện tạo nên một ngày hội thật vui với đậm đặc sắc màu văn hóa.
...
(Trích theo SẮC XUÂN LÀNG THÁI của Hồng Thủy đăng trên báo Đắk Lắk Online)
...
Lễ hội tết Thái của đồng bào Thái ở Hòa Phú thường được tổ chức vào ngày 14 hoặc 15 tháng Giêng và chỉ diễn ra trong một ngày. Cách đây hơn chục năm, ngày hội này được tổ chức riêng lẻ ở từng thôn có người Thái sinh sống (thôn 1, thôn 9, thôn 10), sau đó, đồng bào các thôn góp lại cùng tổ chức chung, dần dần hội tết Thái được nhiều bà con trong xã và các vùng lân cận biết tiếng, cứ đến ngày ấy là về làng Thái ở thôn 1, xã Hòa Phú vui chơi. Tại ngày hội tết Thái ở Hòa Phú, người ta dễ dàng tìm thấy nhiều nét văn hóa đặc sắc của đồng bào người Thái: những cô gái Thái đen, Thái trắng trong các bộ trang phục truyền thống hát lên khúc hát “Chung chiềng” (hát mừng tết đến) với những lời ca như “Tết đến rồi, xuân đến, hoa nở/Nhà nhà cùng vui mở hội”; tiếng đàn tính tẩu, đàn nhị réo rắt hòa vào khúc hát giao duyên; điệu múa xòe, nhảy sạp rộn ràng luôn thu hút rất đông các chàng trai, cô gái Thái và các vị khách tới dự hội; những trò chơi như ném còn, đập niêu đất… luôn thu hút đông người tham gia. Tất cả hòa quyện tạo nên một ngày hội thật vui với đậm đặc sắc màu văn hóa.
...
(Trích theo SẮC XUÂN LÀNG THÁI của Hồng Thủy đăng trên báo Đắk Lắk Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét