Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 29 tháng 2, 2016

MƯỜNG KÝ & NGHĨA QUÂN LAM SƠN

Truyền thuyết cổ tích ...
MƯỜNG KÝ & NGHĨA QUÂN LAM SƠN
Cuối thế kỷ 14 đầu thế kỷ 15, nước Đại Việt phải trải qua nhiều biến cố lịch sử thăng trầm. Tội ác của quân Minh xâm lược đối với muôn dân nước Việt không thể kể xiết, " trúc Nam Sơn không ghi hết tội, nước Đông Hải không rửa sạch mùi". Quân địch tưởng rằng, với việc đàn áp, khủng bố bằng bạo lực như vậy, có thể đè bẹp ý chí đấu tranh bất khuất của dân ta, nhưng những tội ác đẫm máu của chúng chỉ càng khơi sâu thêm lòng căm thù quân xâm lược, khích lệ tinh thần xả thân vì nước của hào kiệt và muôn dân đất Việt.
Trong hoàn cảnh ấy, nhiều anh hùng nghĩa sỹ đã phất cờ khởi nghĩa, kêu gọi dân chúng chống giặc Minh. Cùng thời điểm đó, tại vùng đất Lam Sơn Thanh Hóa, một ngọn lửa đấu tranh mới cũng đang dần được nhen lên. Đó là ngọn cờ khởi nghĩa của Bình Định Vương Lê Lợi.
...
Hồi ấy Mường Ký còn mang tên Mường Muồn. Dân Mường biết nghĩa quân Lam Sơn đến, liền họp nhau lại đón tiếp, ủng hộ lương ăn, quần áo mặc cho nghĩa quân. Dựa vào địa thế kín đáo, Lê Lợi dừng lại một thời gian để củng cố lực lượng( Dấu tích còn lại ở Xã Văn Nho hiện nay là Luốc Mạ ( nơi thả ngựa) và Chiếng Chạng (nơi có giếng voi uống nước). Quân giặc phát hiện thấy dấu vết nghĩa quân, tung chó ngao đi lùng sục. Dân Mường bày kế dùng mảng nứa làm cầu nổi vượt qua đầm lầy giữa cánh đồng ở bản Ấm, rồi nhử chó ngao lên trên cầu, đến giữa đầm lầy giữa, nghĩa quân rút màng hất chó ngao xuống đầm lầy ( Đầm lầy ấy đặt tên là Pung Ma Háng, nghĩa là đầm chó sa lầy).
Một thời gian sau, Lê Lợi chuyển quân về phía tây, đi đến Đèo Gió ( Kéo Lùn), chẳng may voi chiến bị sa chân xuống khe đá mắc lại không đi được( nơi đó nạy gọi là Huối chạng Ca, nghĩa là khe mắc voi). Để đánh lạc hướng giặc, Lê Lợi trở lại theo con đi chéo lên đỉnh núi ( Suối đó sau này đặt tên là Kéo Léo nghĩa là lệch chéo, nói chệch thành suối Kếu Lừu, đó là đoạn đầu nguồn suối Bo ngày nay).
Lúc này, quân Minh đóng quân ở mường Ca Da ( Quan Da). Lê Lợi bố trí các trận phục kích, đặt chông, bẫy dọc theo sông Lò dưới chân núi Phay Lệnh, Phay Tong, gây cho quân Minh nhiều thiệt hại. Để chồng lại đàn chó ngao săn lùng nghĩa quân. Dân bản bày cho nghĩa quân một loại bẫy trượt ( tiếng thái gọi là Pát) để giết chó ngao. Hàng loạt chó ngao bị chết mà quân Minh không hề biết nguyên nhân( nơi đặt bẫy chó ngao gọi là Ma Pát). Sau khi chuẩn bị lực lượng đủ mạnh, Lê Lợi mới xuất quân xuống núi, tiến đánh quân Minh ở Ca Da( Quan Da) trận này nghĩa quân thắng lớn.
Khởi nghĩa Lam Sơn kết thúc, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, thiết lập triều đại Hậu Lê, mở ra một nền thái bình thịnh trị cho đất nước kéo dài gần 360 năm.
Để ghi nhớ công đức của vua Lê Thái Tổ, tại Mường Ký, xã Văn Nho, huyện Bá Thước, nhân dân địa phương đã dựng hai đền thờ để thờ vua Lê ở trên quê hương mình. Một đền thờ dựng trên núi Lai Li, Lai Láng tại gốc cây Chu Đá nơi vua Lê đóng trại tạm trú ( do đó, núi Lai Li, Lai Láng nay đổi thành Pù Đền). Một đền thờ đặt trên gò ruộng Đon Ban, nơi người nông dân tên Ban đãi cơm nhà vua...
(Trích đoạn Truyền Thuyết Cổ Tích trên tranghttp://www.ditichlamkinh.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét