Xứ Thượng...
LÀNG CÙ LẦN
...
Tôi may mắn là tôi không tạo gì ra làng Cù Lần cả vì đã có một cái làng của dân tộc K’Ho tồn tại từ đầu thế kỷ 20 nơi đây. Làng ở trong thung lũng tuyệt đẹp trong quần thể của Suối vàng và con Suối bạc nằm uốn quanh làng. Sở dĩ người ta gọi là Suối bạc vì mỗi dưới đáy suối có lớp đá sáng như meca (dân nơi này còn gọi là vàng non), khi ánh nắng chiếu xuống nó lấp lánh long lanh. Người dân làng sống bằng nghề chặt ngọn cây cù lần để làm con cù lần kiểu mỹ nghệ... Ngoài ra dân làng này còn sống bằng nghề vào rừng nhặt con cù lần bỏ vào gùi đem ra chợ bán cho người thành thị nuôi như thú cưng. Đây cũng là ngôi làng duy nhất lọt thỏm giữa thung lũng được bao phủ bởi hàng ngàn hecta rừng, dù không còn nhiều hộ nhưng vì làng đã lâu đời và ổn định nên Nhà nước cấp chủ quyền đất đai cho họ khai thác.
...
Không biết kiếp trước tôi có phải người dân tộc hay không nhưng tôi mê rừng, mê làng, mê người Tây Nguyên lắm. Cái gì của họ cũng đẹp. Một người bạn nói với tôi: “Mọi sự rắc rối bắt nguồn từ ham muốn sở hữu”. Người dân tộc thì chỉ mượn rừng chứ không sở hữu rừng. Tuy vậy họ cũng có sở hữu, tôi dám khẳng định như vậy. Trong những ngày này tôi đang xây dựng một cây nêu ở giữa làng Cù Lần có chiều cao 27m, quan niệm của người dân tộc rằng: nắng đổ vào bóng cây nêu đến đâu thì đất đai của mình nằm trong đó. Đó cũng là một thứ sở hữu nhưng cũng lại chỉ là một thời điểm, vô thường chứ không vĩnh cửu. Duy nhất với họ, rừng mới là thứ vĩnh cửu mà thôi.
...
Rừng chứa tất cả những điều đó, rừng có những người phụ nữ đẹp hoang sơ, những bản tình ca hay nhất cũng từ tiếng gió ca, suối reo đầy nhạc tính, đó là chưa kể tiếng cồng chiêng, những trường ca của những người con rừng (người dân tộc K’Ho) và rừng là một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ... Tôi yêu thiên nhiên và con người nơi này một cách tự nhiên như ruột thịt, như ở đâu trong tiềm thức giờ chỉ là sự trở về bản nguồn căn tính của tôi mà thôi. Từ đó, người dân tộc K’Ho ở đây cũng cho tôi lang thang cùng họ, ăn ngủ cùng họ, uống rượu cần cùng họ và thậm chí kể cho tôi rất nhiều câu chuyện về họ. Cũng nhờ đó, khi tôi tỏ ý chọn nơi này làm chốn cư lưu, họ đã đồng ý và giúp tôi xây dựng làng Cù Lần bây giờ. Và hiện nay dù họ không còn ở nơi này, họ vẫn luôn sẵn lòng giúp tôi khi tôi cần đến. Có lẽ với họ, đó cũng là sự trở về.
...
(Trích "Thăm Làng Cù Lần Của Văn Tuấn Anh" phỏng vấn của báo SGTT)
...
Tôi may mắn là tôi không tạo gì ra làng Cù Lần cả vì đã có một cái làng của dân tộc K’Ho tồn tại từ đầu thế kỷ 20 nơi đây. Làng ở trong thung lũng tuyệt đẹp trong quần thể của Suối vàng và con Suối bạc nằm uốn quanh làng. Sở dĩ người ta gọi là Suối bạc vì mỗi dưới đáy suối có lớp đá sáng như meca (dân nơi này còn gọi là vàng non), khi ánh nắng chiếu xuống nó lấp lánh long lanh. Người dân làng sống bằng nghề chặt ngọn cây cù lần để làm con cù lần kiểu mỹ nghệ... Ngoài ra dân làng này còn sống bằng nghề vào rừng nhặt con cù lần bỏ vào gùi đem ra chợ bán cho người thành thị nuôi như thú cưng. Đây cũng là ngôi làng duy nhất lọt thỏm giữa thung lũng được bao phủ bởi hàng ngàn hecta rừng, dù không còn nhiều hộ nhưng vì làng đã lâu đời và ổn định nên Nhà nước cấp chủ quyền đất đai cho họ khai thác.
...
Không biết kiếp trước tôi có phải người dân tộc hay không nhưng tôi mê rừng, mê làng, mê người Tây Nguyên lắm. Cái gì của họ cũng đẹp. Một người bạn nói với tôi: “Mọi sự rắc rối bắt nguồn từ ham muốn sở hữu”. Người dân tộc thì chỉ mượn rừng chứ không sở hữu rừng. Tuy vậy họ cũng có sở hữu, tôi dám khẳng định như vậy. Trong những ngày này tôi đang xây dựng một cây nêu ở giữa làng Cù Lần có chiều cao 27m, quan niệm của người dân tộc rằng: nắng đổ vào bóng cây nêu đến đâu thì đất đai của mình nằm trong đó. Đó cũng là một thứ sở hữu nhưng cũng lại chỉ là một thời điểm, vô thường chứ không vĩnh cửu. Duy nhất với họ, rừng mới là thứ vĩnh cửu mà thôi.
...
Rừng chứa tất cả những điều đó, rừng có những người phụ nữ đẹp hoang sơ, những bản tình ca hay nhất cũng từ tiếng gió ca, suối reo đầy nhạc tính, đó là chưa kể tiếng cồng chiêng, những trường ca của những người con rừng (người dân tộc K’Ho) và rừng là một bức tranh thiên nhiên hoàn mỹ... Tôi yêu thiên nhiên và con người nơi này một cách tự nhiên như ruột thịt, như ở đâu trong tiềm thức giờ chỉ là sự trở về bản nguồn căn tính của tôi mà thôi. Từ đó, người dân tộc K’Ho ở đây cũng cho tôi lang thang cùng họ, ăn ngủ cùng họ, uống rượu cần cùng họ và thậm chí kể cho tôi rất nhiều câu chuyện về họ. Cũng nhờ đó, khi tôi tỏ ý chọn nơi này làm chốn cư lưu, họ đã đồng ý và giúp tôi xây dựng làng Cù Lần bây giờ. Và hiện nay dù họ không còn ở nơi này, họ vẫn luôn sẵn lòng giúp tôi khi tôi cần đến. Có lẽ với họ, đó cũng là sự trở về.
...
(Trích "Thăm Làng Cù Lần Của Văn Tuấn Anh" phỏng vấn của báo SGTT)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét