Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Bảy, 2 tháng 12, 2023

HÌNH ẢNH NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG NHẠC PHỔ THƠ CỦA HIẾU NGHĨA *Huy Thanh

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá...
Đời buồn tênh... (Ông Lái Đò- Hiếu Nghĩa)
HÌNH ẢNH NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG NHẠC PHỔ THƠ CỦA HIẾU NGHĨA
*Huy Thanh
...
2- BÀI THƠ ÔNG LÁI ĐÒ CỦA HIẾU NGHĨA
PHỔ NHẠC: HIẾU NGHĨA
Tôi đã gặp một chiều trên bến nước
Ông lái đò ngồi đợi khách sang sông
Gió đưa nhẹ đôi hàng lau lả lướt
Ông lái buồn đưa mắt mỏi mòn trông
Một dĩ vãng từ ngàn xưa chiếu dội
Mỗi chiều về sống lại giữa hồn ông
Ông chỉ muốn cuộc đời xưa đen tối
Xóa nhòa đi trong cùng tận đáy lòng
Mới ngày nào trên bến sông vắng lặng
Đời buồn tênh như lỡ một cung đàn
Thuyền đò ông mang nặng sầu cô quạnh
Lặng lờ đưa bao khách lạ sang sông
Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
Trả công ông để lại một vài xu
Họ với ông hai cảnh đời xa lạ
Sang sông rồi không một tiếng phân ưu
Và cứ thế dòng đời trôi lặng lẽ
Bến ngày xưa tưởng ngủ mãi muôn đời
Ông lái đò trong tuổi già bóng xế
Còn mong gì tìm được ánh hồng tươi
Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ
Non sông rền một điệu nhạc oai hùng
Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
Muôn hoa tươi căng thẳng nhịp sống hùng
Ông lái đò giờ đây già yếu lắm
Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
Nổi mừng vui không thốt được nên lời
Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
Bao nhiêu chiều đưa đón khách sang sông
Những người khách không giống ngày xưa ấy
Họ về đây lòng nặng trĩu bên lòng
Họ về đây bụi đường vương nếp áo
Đường xa xôi tóc lộng gió tơi bời
Họ đi rồi ông thấy buồn áo não
Vì họ qua bến ấy một lần thôi
Và từ đó bên hàng lau lả lướt
Khách ngày xưa không trở lại sang sông
Nên mỗi chiều thả thuyền theo bến nước
Ông lái đò đưa mắt mỏi mòn trông
...
B -Trong Thơ Hiếu Nghĩa, cái Đại Ngã đứng sừng sững như một cây cổ thụ trên bến nước, dù chỉ là một ông lão già nua, nhưng hồn nước, cái đại ngã vinh quang; hào khí dân tộc vẫn sáng rực trong ông khi đưa những đoàn chiến sĩ qua sông. Hay nói cách khác, việc giữ nước cũng có bàn tay ông chung sức. Những người con đất nước đi ra chiến trường mà lòng vẫn trĩu nặng những ưu tư về vận nước, tình người:
"Từ hôm đó bến đò ông sống dậy
"Bao nhiêu chiều đưa đón khách sang sông.
"{Những người khách không giống ngày xưa ấy
"Họ về đây lòng nặng trĩu bên lòng
Họ nặng trĩu bên lòng, những;ưu tư về vận nước đang chuyển mình từ thanh bình qua chiến tranh, Những mùa thu kháng chiến, lửa dậy trong tình đất và tình người. Những con người rời lối sống vong thân để trở thành đạt thân cho đất nước cũng không tránh khỏi chút hoài nghi về lịch sử, về vận mệnh con người và nước non.
Rồi cái Đại Ngã ấy như truyền vào trái tim già cỗi ông lão lái đò, một tình yêu nước tuyệt vời như mạch nhựa hồi sinh:
"Nhưng một hôm ánh hồng lên rực rỡ.
"Non sông rền một;điệu nhạc oai hùng
"Dòng sông xưa chuyển mình lên hăm hở
"Muôn hoa tươi căng thẳng nhựa sống hùng
Cuộc sống của những chiến binh dường như gắn bó với định mệnh nước non, nước còn người còn, nước mất người mất."
"Họ về;đây bụi;đường vương nếp áo.
"Đường xa khơi tóc lộng gió tơi bời.
"Họ đi rồi ông thấy buồn áo não.
"Vì họ qua bến ấy một lần thôi.
Trở lại những ngày đầu thu kháng chiến, không gian quê hương nhuộm mầu tang tóc vì khói lửa chiến tranh. Ông lái đò ngồi ôn lại cuộc đời mình, nhớ đến những người khách qua đò mà chán nản cho thói bạc đen của người đời trước đây:
"Khách qua đò ngày xưa hờ hững quá
"Trả công ông để lại một vài xu.
"Họ với ông hai cảnh đời xa lạ.
"Sang sông rồi không một tiếng phân ưu.
Cứ nghĩ rằng cuộc đời mình đến đây là hết, Nó sẽ trôi theo dòng đời lặng lẽ như dòng sông. Ông sẽ gậm nhắm nổi buồn đi vào vạn cổ cho hết kiếp trầm luân. Nhưng rồi một mùa thu hào hùng bừng lên như vầng dương chói sáng. Mùa thu của cả dân tộc đứng lên trong khí thế ngất trời đấu tranh giành độc lập; đánh đuổi kẻ thù. Lớp lớp trai gái bỏ làng, bỏ xóm, bỏ cày, ruộng vườn ra đi theo tiếng gọi của non sông. Họ đi qua bến đò ông, gieo vào lòng ông những tình yêu đất nước nồng nàn, bừng cháy hào khi đuổi giặc:
"Ông lái đò ngày nay già yếu lắm
"Cũng thấy lòng sống lại tuổi đôi mươi
"Hồn rung mạnh trước cảnh đời tươi thắm
"Nổi mừng vui không thốt được nên lời
Hai chữ "rung mạnh" tác giả dùng chữ rất tuyệt vời. Giữa một trái tim chỉ còn thoi thóp thở đã vươn dậy hồi sinh theo tâm hồn ông lão theo cái rung mạnh của lời gọi non sông. Những người chiến binh qua đò, lòng họ nặng trĩu bên lòng không phải là tình thê nhi mà chính là ưu tư cho vận nước đang trong mùa ly loạn, Rồi sẽ hòa bình chăng? khi nào? bao giờ?
Về hình thức, những khổ thơ bốn chữ vần rất chỉnh. Mỗi khổ thơ bốn chữ các câu thanh bằng; ( dùng chính vận hay thông vận) đều vần với nhau như: sông = trông; ông = lòng; ,xu=ưu; sông = lòng.v..v..Và những câu vần thanh trắc ( có khi là chính vận, có khi là thông vận ) như nước = lướt, dội; tối, quá =l ạ, lẻ =xế, rở = hở, não = áo....
Tóm lại, qua hai bài thơ trên, tôi thấy bài Thơ Ông Lái Đò của Hiếu Nghĩa là một bài Thơ hay, có hào khí, thể hiện hai cuộc đời trong một vận nước. Cách dấn thân của nhân vật trong bài thơ chuyển tải đến tâm hồn người đọc; đạt được những sự đồng cảm, nhất định nào đó...
...
...
Huy Thanh
*Trích đoạn trong bài PHÂN TÍCH HÌNH ẢNH NGƯỜI LÁI ĐÒ TRONG NHẠC PHỔ THƠ CỦA HIẾU NGHĨA VÀ NGUYỄN BÍNH của Huy Thanh đăng trên blog http://huythanhts.blogspot.com/.../tham-luan-phan-tich...
Có thể là hình ảnh về 1 người, thuyền và hồ
Tất cả cảm xúc:
Hân Lê Thị Ngọc, Nguyên Lê và 33 người khác
8
1
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Phi Toan
Hùng Cường hát và ngâm thơ! Tuyệt vời!
2

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét