Có con chim nhỏ bé
Dám ca câu sấm thề ... (Hòn Vọng Phu-Lê Thương)
CUỐI THU NĂM MẬU TÝ
*Phạm Hoài Nhân
Nên núi non thương tình
Kéo nhau đi thăm nàng
Nằm thành Trường Sơn vạn lý xuyên nước Nam
hay:
Chín con long thật lớn
muốn đem tin tới nàng
Núi ngăn không được xuống
Chúng kêu ca dưới ngàn
Đặc biệt có một đoạn như vầy:
Có con chim nhỏ bé
Dám ca câu sấm thề
Cuối thu năm Mậu Tý
Tướng quân đem kiếm về…
Đoạn này nhắc đến câu sấm thề và một niên biểu cụ thể: năm Mậu Tý. Năm Mậu Tý là năm nào? Sự kiện Tướng quân đem kiếm về xảy ra trong năm ấy như thế nào? Và trên hết, câu sấm ấy là do ai nêu ra?
Khi nghe đến sấm là tui nghĩ ngay đến Sấm Trạng Trình, cho nên tui lò dò tìm đọc các câu sấm của ông (vốn rất nổi tiếng và được lưu truyền rất nhiều) để coi thử có câu nào nhắc tới năm Mậu Tý không và Trạng Trình đã tiên đoán năm đó xảy ra sự kiện gì. Rất tiếc, không có. Không biết do ông không hề viết hay do tui chưa tìm ra. Chỉ có ba câu nhắc tới năm Tý nhưng đó lại là năm Canh Tý, Giáp Tý:
Câu 1: Vừa năm Canh Tý xuân đầu
Câu 269: Năm Giáp Tý vẻ khuê đã rạng
Câu 281: Vừa năm Giáp Tý xuân đầu.
Tui được biết rằng nhạc sĩ Lê Thương sáng tác bài Ai xuôi vạn lý trong thời gian tá túc ở nhà một tín đồ Phật giáo Hòa Hảo. Vậy phải chăng sấm ở đây là sấm của đạo Hòa Hảo? Tui lại dò qua Sấm giảng của đạo Hòa Hảo. Trong 6 quyển Sấm giảng thì chỉ quyển Tư có nhắc tới năm Tý, nhưng đó lại là năm Bính Tý.
Ngày tiêu diệt từ năm Bính Tý, (Sấm giảng quyển Tư)
Bí rồi! Tui đành chấp nhận lý giải sau đây của Đông Kha trên nhacxua.vn mà tui cho là hợp lý nhứt:
Tác giả đã kể thêm một câu chuyện khác, về “thanh kiếm thần” mà người chinh phu mang theo hồi ngàn năm trước. Ở đây có một câu sấm được lưu truyền từ một loài chim nhỏ bé ở xứ xa như sau:
Có con chim nhỏ bé
Dám ca câu sấm thề
Cuối thu năm Mậu Tý
Tướng quân đem kiếm về…
Vì sao lại là năm Mậu Tý? Có thể đoán rằng “câu sấm truyền” này chính là lời dự đoán, hay đúng hơn là niềm mong ước của nhạc sĩ Lê Thương về sự xuất hiện của một điều linh diệu nào đó trong cuộc chống Pháp vào thời điểm bài hát ra đời là năm 1946. Hai năm sau đó, năm 1948 chính là năm Mậu Tý, là thời điểm thích hợp để “thanh kiếm thần” trở lại, cùng với sự xuất hiện của một “thằng con” để xuất chinh, trả lại mối thù ngàn năm, và nối lại giống nòi chinh phu.
Có lẽ là vậy. Năm Mậu Tý là năm 1948 và đây là mong ước của Lê Thương về một điều kỳ diệu sẽ xảy ra vào năm đó chớ không phải lời tiên tri của ai cả.
Năm Mậu Tý 1948 đã đến và không có tướng quân đem kiếm về. 60 năm sau, năm Mậu Tý 2008 cũng trôi qua và không có tướng quân đem kiếm về. Thôi, chờ nhé, hãy chờ tới năm Mậu Tý 2068:
Đời mong đợi thằng con
Ngày nào nó xuống núi non
Xuất chinh với cả mối thù
Nối lại giống nòi chinh phu.
Nếu tới 2068 mà vẫn... chưa thấy gì thì cố mà đợi thêm một ngàn năm nữa
Ta cố đợi nghìn năm
Một nghìn năm khác sẽ qua
Đến khi núi lở sông mòn
Mới mong tới Hòn Vọng Phu
Phạm Hoài Nhân
*Ai Xuôi Vạn Lý (Lê Thương) qua tiếng hát ca sĩ Hoàng Oanh ... https://zingmp3.vn/.../Hon-Vong-Phu-Hoang-Oanh/ZWZ9AFBA.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét