Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Năm, 29 tháng 2, 2024

CÂY NÊU TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ * Y Kô Niê

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Theo quan niệm của họ, cây nêu là cầu nối giữa đất với trời, cầu nối tâm linh đưa những gửi gắm, ước vọng của con người tới Yang, thần linh và những người đã khuất...
CÂY NÊU TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NGƯỜI Ê ĐÊ
* Y Kô Niê
Cây Nêu là biểu tượng của tâm linh, người Ê đê gọi là Gơ\ng drai.
Cây Nêu được trang trí những họa tiết, hoa văn khác nhau tùy theo ý nghĩa của từng nghi lễ tạ ơn hoặc cầu an, cầu sự no đủ cho gia đình hoặc cộng đồng,… Nhìn biểu tượng và họa tiết trên cây Nêu người đến dự lễ có thể hiểu được ý nghĩa của nghi lễ. Vị trí đặt Cây Nêu được xem là tâm thiêng cho các nghi lễ như: cúng sức khỏe, cúng nhà mới, cúng ăn cơm mới, tang ma,… thường dựng ở gian khách hoặc ngoài trời. Mỗi cây Nêu được trang trí những họa tiết khác nhau và mang ý nghĩa theo từng nghi lễ, như cúng sức khỏe (cúng vòng đời người) cây Nêu được trang trí bằng cách treo bông vải hoặc những bó chỉ màu buộc từng chùm; cúng lúa mới (cúng vòng đời lúa) được trang trí bằng những con cá gỗ, cúng hạt giống treo hình tượng bông lúa được chuốt bằng cây tre non,… Khác với các dân tộc thiểu số khác ở Tây Nguyên, cây Nêu của dân tộc Êđê đơn giản không cầu kỳ, họa tiết trang trí đơn giản vừa đủ để đáp ứng nhu cầu tâm linh và ước vọng trong cuộc sống của cá nhân và cả cộng đồng. Có sự khác biệt không đáng kể về kích thước và hình dáng cây Nêu theo từng vùng và từng nhóm người của dân tộc Êđê. Ví dụ như nhóm Êđê {lô, Mdhur, Adham,… làm cây Nêu có kích thước cao hơn và trang trí đẹp hơn của nhóm Êđê kpă, nhưng có quan niệm chung về biểu tượng và cách trang trí cây Nêu theo quan niệm tín ngưỡng. Công tác chuẩn bị tổ chức cho nghi lễ trong nhà hay ngoài trời, việc chọn loại cây làm cây Nêu rất quan trọng.
Chọn cây: thuộc loại cây thân mềm ana atang (cây xoan); thân thẳng, cây không tỳ vết, không bị sâu đục, lá không úa vàng,… Cây Nêu dùng trong nhà thường có chiều cao từ 2 đến 2,5m. Ngoài trời cao khoảng từ 3 đến 4m, chôn gốc và có làm 4 cọc rào bao quanh. Màu sắc để tô vẽ các họa tiết trên cây Nêu thường dùng: màu đỏ là máu vật tế, màu đen là màu của nhọ nồi trộn với mỡ động vật, màu vàng là màu của thân cây (kể cả tận dụng màu xanh của vỏ và màu vàng của lõi cây để trang trí khoanh vòng) . Ý nghĩa của biểu tượng và họa tiết từng phần trên cây Nêu được ví như thân hình của một vị thần với quan niệm:
- Phần đầu: Sự kết nối giữa đất trời (hình bắp chuối), sự giao tiếp giữa các vị thần và linh hồn vạn vật với con người,… Đặc biệt với tang ma, lễ bỏ mả và các nghi lễ liên quan đến người đã khuất thì biểu tượng bắp chuối được tô màu đen (nhọ nồi pha trộn với mỡ động vật).
- Phần cổ: cầu mong sự an lành (hình chữ Z) biểu trưng cho con cá cầu mong sự ban cho của thần linh, sự may mắn khi đi săn bắn hàng ngày. Phía dưới là 4 thanh gỗ được gắn ngàm với nhau giống như cái bếp lửa nhà dài biểu trưng cho dàn bếp (pra: dùng để hong khói, sấy khô thịt hoặc cá,…) với ý nghĩa cầu an cho gia đình và dòng họ được an lành, khỏe mạnh. Nghi lễ cầu no đủ thường treo hình con cá hoặc dụng cụ lao động, nếu lễ cúng cầu an thường treo bông hoặc chùm chỉ kết lại để biểu trưng cho linh hồn an bình, khỏe mạnh.
- Phần ngực: Cầu no đủ, hạnh phúc (nồi đồng và cái bếp) biểu tượng sự no đủ, hạnh phúc và thể hiện sự đoàn kết, sum vầy để gắn kết con người với con người và gia đình với cộng đồng buôn làng (đùm bọc, chia sẻ nhau về tình cảm và vật chất).
- Phần bụng: Định kỳ nghi lễ (khắc vòng quanh thân cây nêu): Thường khắc 3 vòng, 5 vòng và 7 vòng tùy theo lần tổ chức trong gia đình (mỗi đợt được tính bằng số lượng con vật tế). Dùng màu vàng thân và màu xanh vỏ cây
- Phần chân: Cầu mưa thuận gió hòa, được trang trí bằng họa tiết cách điệu (chong chóng, tổ ong), dùng hai sắc màu đỏ (huyết) và màu vàng (thân cây). Hình chong chóng tượng trưng cho thời tiết mưa thuận gió hòa; hình tổ ong tượng trưng cho sự dồi dào từ nguồn thức ăn của thiên nhiên ban tặng với quan niệm mùa màng bội thu. Xung quanh gốc cây Nêu có đóng cọc bảo vệ (nếu dựng ngoài trời), trên bốn cọc có thanh gỗ bọc quanh được đẽo bằng hình tượng cách điệu của 4 con chim cu đất, đầu quay tứ hướng. Đây là nơi mọi người trong cộng đồng hoặc khách mời (từ già, trẻ, gái, trai) gởi gắm niềm mơ ước, cầu xin tới các vị thần để được phù hộ, ban cho,… Họ thường bẻ nhành cây, lá cỏ hoặc bông dại gắn vào hàng rào để gởi thông điệp mà mình ước nguyện.
Ngoại lệ, có thể khắc thêm biểu tượng hoặc thêm họa tiết khác trên cây nêu nếu chủ nhân muốn phù hộ và tạ ơn về vấn đề xảy ra bất thường trong cuộc sống hàng ngày, ví dụ như: vừa mới giết chết con thú dữ đang là mối đe dọa buôn làng, lúa rẫy của chủ nhân bị thú rừng phá hoại,… Nhìn biểu tượng và họa tiết thêm trên cây Nêu mọi người biết nội dung và ý nghĩa của nghi lễ đang thực hiện. Những trường hợp như trên thường xảy ra bất đắc dĩ, nằm ngoài sự mong đợi của cộng đồng buôn làng. Đối với các nghi lễ ngoại lệ thì cây Nêu đơn giản, chọn cây xoan vừa đủ lớn chặt bỏ cành và chừa lại cành và lá phần ngọn dùng để treo các biểu tượng với ý nghĩa cầu mong sự an lành, tránh điều dữ trong cuộc sống hàng ngày. Trên phần thân của cây Nêu khắc các vòng định kỳ để xác định lần cúng cho tai họa vừa trải qua, ngoài ra không vẽ thêm các họa tiết khác. Đặc biệt, cây Nêu cúng bất thường chỉ dùng một lần không dùng lần thứ hai.
Do vậy, cây Nêu không thể thiếu trong các nghi lễ của dân tộc Êđê. Dù nó chỉ đơn giản là một thân cây atang hoặc cầu kỳ và uy nghi như thân hình của một vị thần, nhưng nó đều mang những thông điệp cầu xin và phù hộ cho cuộc sống an lành và sung túc của tất cả mọi người, mọi nhà và tất cả cộng đồng.
Y Kô Niê
Có thể là hình ảnh về 4 người và văn bản
Tất cả cảm xúc:
Ly Trinh, Trần Bình và 73 người khác
21
4
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Ly Trinh
Năm nay nhiều khu dân cư cây nêu dựng nhiều, đẹp , điện giăng lên tận ngọn , lồng đèn trên cao , hai bên đường B đôn, cs 38 ....

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét