Ngày xưa, trên đường đi cắt tranh ở buôn Sah gặp cây me trái tròn này hoài... Người dân bản địa gọi là Boh Êmiê Dliê... Người Mường gọi cây Mè, còn phía ngoài Tây Bắc trở thành đặc sản Mắc Kham.
CÂY ME RỪNG
*Theo Nét đẹp Ê-ĐÊ
"Quả me rừng to hơn đầu ngón tay cái một chút, vỏ xanh mượt, khi cắn sẽ thấy rất giòn. Loại quả này mới đầu sẽ thấy chát xin xít, nhưng để một lúc sau sẽ thấy rất ngọt, nếu nhấp một chút nước thì sẽ thấy ngọt lịm ở cuống họng, rất thú vị. Vậy nên quả này mới được nhiều người gọi là quả khổ trước sướng sau.
Người dân vùng cao thường muối quả me rừng như ô mai để ngậm, chữa ho rất tốt. Nếu ăn tươi thì có thể chấm cùng muối ớt hoặc dầm muối ớt, ăn mãi không chán, chẳng kém gì những món quà vặt khác" (Theo Lương Chi)
"Me rừng từ lâu đã trở thành nguyên liệu quen thuộc để chế biến ra các món ăn vặt gắn liền với tuổi thơ. Không chỉ vậy, Me rừng còn được dùng để làm thuốc. Cành, vỏ, lá, quả và rễ của loại cây này còn được sử dụng trong bài thuốc chữa tiêu chảy, táo bón, tiểu tiện không thông, thấp chẩn (chàm), cao huyết áp và sốt cao do cảm mạo. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp rõ thêm về công dụng và cách dùng của loại cây này"
Me rừng còn có tên gọi khác là Ngưu cam tử, Du cam tử, Dư cam tử, Mận rừng. Tên khoa học Phyllanthus emblica, thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae). (Theo Bs Phạm Thị Linh)
Theo Đông Y Me rừng, Quả có vị chua ngọt, hơi chát, tính mát, có tác dụng hạ nhiệt, tiêu viêm, nhuận phế hoà đàm, sinh tân chỉ khát. Quả được dùng chữa: Cảm mạo phát sốt; Ðau họng, đau răng, miệng khô phiền khát; Ðái đường; Thiếu vitamin C. Rễ dùng chữa: Huyết áp cao; Ðau thượng vị, viêm ruột; Lao hạch bạch huyết. Lá dùng chữa: Phù thũng; Eczema, viêm da, mẩn ngứa.
1. Cây Me rừng, Chùm ruột núi - Phyllanthus emblica L., thuộc họ Thầu dầu - Euphorbiaceae. (https://www.ydhvn.com/.../cay-duoc-lieu-cay-me-rung-chum...)
*Tổng hợp dựa trên Fb Nét đẹp Ê-Đê.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét