Nhớ một thời đi làm rẫy, vợ chồng son thường mang theo cái bu gà mua lại của người dân bản địa... đàn gà con chíp chíp bên mẹ kiếm ăn!
NGHỀ ĐAN LÁT Ê ĐÊ
*Bảo Trung
Trong ngôi nhà gỗ cấp 4 đơn sơ, có dấu hiệu xuống cấp sau hàng chục năm dãi nắng dầm mưa, ông Y Sơn Niê (Xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) tâm sự: "Nghề đan lát truyền thống giờ khá ít người làm. Kinh tế xã hội phát triển người ta chuộng những thứ khác mới mẻ, bắt mắt chứ ít ai chọn mua, sử dụng những đồ làm thủ công, tốn kèm thời gian như thế này.
Tôi nay đã già yếu, ngoài việc đan lát kiếm ít đồng mưu sinh qua ngày thì chỉ muốn bảo tồn nghề truyền thống của cha ông bao đời truyền lại nhưng chẳng thể kiếm được người phù hợp. Lớp trẻ giờ có ai mặn mà với nghề này đâu".
Ở tuổi 74, ông Y Sơn là một trong số ít người Ê Đê ở Đắk Lắk còn giữ, đeo bám với nghề đan lát. Để làm ra một sản phẩm cá nhân ông phải cần cù, tỉ mẫn ít nhất 4 đến 5 ngày. Sản phẩm nào kỳ công thì còn lâu hơn nhưng lãi thì ít. Ví như chiếc gùi đeo trên lưng mất gần cả tuần vót tre, đan lát... và hoàn thiện mẫu mã nhưng rồi ông Y Sơn cũng bán chỉ được 200.000-300.000 đồng/chiếc.
Được biết, bao đời nay, những sản phẩm đan lát như gùi, giỏ… là vật dụng gắn chặt với cuộc sống hằng ngày của đồng bào Ê đê ở Tây Nguyên nói chung và Đắk Lắk nói riêng. Nhưng theo tốc độ đô thị hóa, sự phát triển kinh tế xã hội, ngay cả những người đồng bào dân tộc thiểu số bản địa cũng ít khi sử dụng nhưng món đồ được đan lát. Như ông Y Tai, cũng chỉ thường xuyên làm lồng nuôi gà, vì thi thoảng có người mua.
Ông Y Tai Adrơng (Xã Ea Tu, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) nói thêm: "Người biết đan lát như chúng tôi đa số đều già yếu rồi và ngay cả tôi chỉ đan lát lúc nhàn rỗi. Để đan gùi, giỏ thường chỉ dùng nguyên liệu tự nhiên như mây, tre, lồ ô…. Nhưng những vật liệu này ngày càng khan hiếm. Bán đã khó, cộng thêm sự phát triển của sản phẩm hiện đại cùng loại bằng nhựa, nhôm, inox… đã khiến cho nghề đan lát này truyền thống dần bị mai một".
...
Bảo Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét