Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Chủ Nhật, 10 tháng 4, 2016

THÚ VỊ TIẾNG MƯỜNG

Tiếng Việt mến yêu...
THÚ VỊ TIẾNG MƯỜNG
*Hiện tượng m mặt mắt mũi môi mép má mụn mí mi mày ...
Trong tiếng Việt ta thấy các từ chỉ bộ phận (con người) trên mặt đều có khuynh hướng bắt đầu bằng phụ âm môi môi (bilabial) m- như mắt mặt mồm /miệng/mõm môi mép má mụn/mụt mí mày mi mũi ...
Tiếng Mường cũng cho thấy hiện tượng m này ...
măt (Mường) - mặt (Việt) : mặt tlời (mặt trời)...
măt - mắt : Tau măt (đau mắt) ...
môi - môi : mỉm môi - mím môi...
mũi - mũi : mũi hớt (mũi hếch)...
mụn - mụn : nhế mụn (nhiều mụn) ...
mồm - mồm : mon mồm (câm miệng) ...
mênh - miệng : mím mênh (mỉm miệng) ...cf. miểng tlù (miếng trầu) ...
mênh mường - miệng mường (đầu bản, đầu mường), mẽnh khảl (miệng hùm)...
măt mũi - mặt mũi ...
măt mày - mặt mày ...
...v.v...
Hiện tượng m ... cho thấy liên hệ họ hàng của tiếng Việt và Mường.
* Vài nhận xét về tiếng Mường (Bi)
Mắng: nghe, mảng (theo Việt Nam Tự điển, Đào Duy Anh, Nguyễn Quang Hồng ...)
Tai nghe mắng ắt còn vang (Cư Trần Lạc Đạo)
Bên tai dường mắng tiếng thiều quân (Quốc Âm Thi Tập)
Mắng tiếng dữ lành bao đắp (Bạch Vân Am)
Đêm nằm chẳng mắng tiếng gà (Thiên Nam Ngữ Lục ngoại kỷ)
Thức ngủ chưa mắng biết (Thi Kinh Giải Âm, 1792)
Dùi sương chợt mảng trên thành điểm năm (Hoa Tiên)
...v.v...
Trong Kiều có 2 lần dùng mắng (mảng, theo Đào Duy Anh)
Mắng tin xiết nỗi kinh hoàng (Kiều, câu 535)
Sảnh đường mắng tiếng đòi ngay lên hầu (Kiều, câu 1718)
Tiếng Việt hiện đại KHÔNG thấy dùng mắng hay mảng để chỉ nghe nữa (tự điển Việt Bồ La/1651 còn ghi MẮNG TIN, nghe tin). Tiếng Mường (Bi) vẫn còn dùng như:
Măng phiền (nghe phiền), măng nhọc (nghe nhọc, cảm thấy mệt), măng tồn (nghe đồn)...
Hết quêl nì ay chăng măng tồn wềl nả (hết làng này ai mà không nghe đồn về nó)
Ăn bôn măng ngã (ăn rau khoai nước nghe/cảm thấy ngứa)
Ho hảo ti dỗng da mé còn măng nhỗn lẳm (tôi muốn đi chơi cậu nhưng cảm thấy bận rộn công việc lắm) - măng nhỗn (nghe/cảm thấy bận rộn)
Măng mờng (nghe mừng, cảm thấy mừng)
...v.v...
Các từ Việt cổ như măng, cúi, tlu/klu (tru, trâu), cải cả (cái cá - bây giờ là con cá), cải cảy ca (cái gà - bây giờ là con gà tiếng Việt)... cho thấy tiếng Mường (vì yếu tố địa lý lịch sử ...) còn bảo quản phần nào tiếng Việt cổ .
(Trích đoạn trong "Ta nói tiếng Việt mà ta không biết" của Nguyễn Cung Thông đăng trên http://www.khoavanhoc-ngonngu.edu.vn/)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét