Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Hai, 18 tháng 4, 2016

MƯỜNG ĐỘNG
...
Tương truyền, người đầu tiên đặt chân lên vùng đất Mường Động này là bà vợ thứ ba của vua Hùng. Bà rời bỏ hoàng cung quyền quý, dắt theo hai người con lên đây khai hoang lập bản, tạo nên vùng đất trù phú. Khi mất đi, ba mẹ con đã hóa thành ba ngọn núi dáng rồng chầu về hướng kinh đô. Vì thế cứ vào dịp tết, các bản Mường dắt trâu, bò lên khu vực Đống Thếch mổ thịt làm lễ.
Theo những tài liệu của dòng họ Đinh Công, cụ Đinh Công Cương là người đã đặt nền móng cho sự phồn thịnh của dòng họ. Cụ Cương vốn là người Ngọc Lặc, Thanh Hóa, mồ côi cha, từ nhỏ đã đam mê võ thuật, binh pháp. Khi vua Lê hành quân qua đây bị giặc phục kích, trong lúc nguy khốn cụ Đinh Công Cương đã "múa giáo, phò vua". Để ghi công của ông, nhà vua đã phong công thần và ban cho ông chữ "Công", đổi tên đệm từ Đinh Văn thành Đinh Công và giao cho trấn giữ vùng đất Kim Bôi, Hòa Bình ngày nay.
(Trích trong "Kỳ bí khu mộ cổ của quan lang xứ Mường" của Phong Anh )
Lấy bối cảnh người Mường - Hòa Bình sinh sống vào thập niên 30 của thế kỷ trước, mà điểm quần cư là Mường Động, một trong bốn mường lớn nhất của Đất Mường (Bi, Vang, Thàng, Động). Tác giả đã tái hiện lại đời sống, sinh hoạt của một xã hội Mường dưới thời Lang đạo.
Mường Động mô tả các phương thức canh tác trồng trọt, hái lượm, săn bắt...; các lễ hội: sắc bùa, ném còn, đâm đuống, xuống đồng, chơi bông, vác ống...; và dựng lại các tập tục ma chay, táng thức, yêu đương, cưới xin, dựng nhà, đặt bếp, nhóm lửa, cầu cúng, chữa thuốc...
Qua Mường Động, chúng ta không chỉ hiểu thêm về dân tộc Mường anh em. Một tộc người sáng dạ, cần mẫn, nhân hậu mà chúng ta còn hiểu thêm về người Việt cổ của chúng ta!
(Nhà xuất bản Văn Học giới thiệu sách Mường Động của Nguyễn Hải)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét