Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Ba, 29 tháng 3, 2016

LỄ CƯỚI CỔ TRUYỀN

Thăm làng mường Hòa Bình ở Banmê...
LỄ CƯỚI CỔ TRUYỀN
Rời xa quê hương Hòa Bình từ những năm 1954, nhưng tới nay người dân tộc Mường đang định cư tại xã Hòa Thắng vẫn còn giữ gìn nguyên vẹn văn hóa truyền thống đặc sắc của dân tộc. Văn hóa Mường là một nền văn hóa đã sớm khẳng định bản sắc riêng, qua lối sống, nếp sống và phong tục tập quán, tín ngưỡng truyền thống. Trong đó tục cưới xin của người Mường là một nét văn hóa đặc sắc, có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành, phát triển gia đình, dòng tộc dân tộc Mường qua hàng nghìn năm lịch sử.
Lễ cưới truyền thống của người Mường có nhiều tập tục như: Lễ dạm ngõ, Lễ ăn hỏi, Lễ cưới, Lễ xin dâu, Lễ lại mặt.
Việc dạm ngõ diễn ra vào lúc chiều tối, với mục đích hỏi nhà gái có đồng ý gả con, xin ngày hỏi, cưới và quà cưới. Lễ cưới của người Mường có nhiều tập tục, quy định khác với đám cưới truyền thống của các dân tộc khác.
Độc đáo nhất là việc nhà trai “mặc cả” để được nhà gái đồng ý mở cổng tơ hồng cho vào nhà làm lễ. Cụ thể, nhà gái giăng dây tơ hồng trước cổng nhà. Khi nhà trai đến, những chàng trai, cô gái nhà gái tay cầm đãi trầu đứng hai bên cổng ở phía bên trong dây tơ hồng để chào nhà trai xin lễ (tiền) vào cổng. Việc “mặc cả” diễn ra cho đến khi nhà trai đưa đủ 6 quan tiền vào cửa, lúc ấy họ nhà gái mới mở cửa tơ hồng để đón họ nhà trai vào nhà làm lễ gia tiên.
Một điểm độc đáo nữa trong Lễ cưới truyền thống của người Mường, ngày hôm sau, nhà trai đến nhà gái xin rước dâu. Đến nhà chồng, nhà trai cử một bà mụ dâu dắt cô dâu từ ngoài đường vào nhà, đến chân cầu thang (hoặc bậc thềm), nhà trai để sẵn một lu nước và một cái gáo múc nước, bà mụ múc nước rửa chân cho cô dâu. Sau khi rửa chân xong, đội nón cho cô dâu và dắt thẳng vào bếp. Ở đó nhà trai để sẵn mộ
t mâm cỗ trên một chiếc chiếu, cô dâu ngồi xuống chiếu, đầu vẫn đội nón và lạy vua bếp (ông táo).Ý nghĩa của việc này: về làm dâu nhà chồng trông nhờ vào ông vua bếp chỉ bảo để lo cơm canh cho gia đình chồng được êm ấm, hạnh phúc.
Mặc dù lễ cưới của người Mường xưa còn tồn tại nhiều hủ tục đặc biệt là tục thách cưới. Vậy nhưng, nó vẫn thể hiện được nét đẹp văn hóa của người Mường xã Hòa Thắng.
(Trích PHỤC DỰNG LỄ CƯỚI TRUYỀN THỐNG CỦA DÂN TỘC MƯỜNG (XÃ HÒA THẮNG, TP. BUÔN MA THUỘT) của Nguyên Hoa đăng trênhttp://baodaklak.vn/)


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét