Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Kiến trúc Pháp đã từng thấy đâu đó ở Ban Mê Thuột... Ở NHÀ TÂY

Kiến trúc Pháp đã từng thấy đâu đó ở Ban Mê Thuột...
Ở NHÀ TÂY
Dân gian thường nói “Ăn cơm Tàu, ở nhà Tây, lấy vợ Nhật”. Nhà Tây thì có gì đặc biệt mà người ta cứ mong muốn được “ở nhà Tây”?
Mãi đến năm 1928, một kỹ sư dân sự người Pháp là Eugène Freyssinet mới phát minh ra bê-tông dự ứng lực bằng cách sử dụng các sợi thép cường độ cao để nén bê-tông. Trước đó, do công nghệ chưa phát triển mà con người đã hình thành một phong cách trong xây dựng nhà cửa nói chung mà mãi đến hàng trăm năm sau các công trình này vẫn phát huy công năng sử dụng.
Theo KTS Vũ Quang Hùng... khi chưa có bê-tông cốt thép, người Pháp xây nhà làm cửa vòm để tăng tính chịu lực, xây tường dày để ngăn cách bên trong và bên ngoài, không chỉ cách âm mà còn điều hòa được nhiệt độ bên trong. Thêm vào đó, họ chọn hướng nhà rất kỹ, hướng nào thuận lợi cho việc đón gió thì họ mở rất nhiều cửa. Đến bây giờ ở nhà Pháp vẫn có cảm giác như lúc xưa, mát vào mùa hè, ấm vào mùa đông.
KTS Huỳnh Tòa... thì chỉ ra rằng, trong kiến trúc, người Pháp chú trọng đến việc tổ chức không gian sống cho từng cá thể trong một gia đình. Ở nhà Tây, con người có cảm giác không gian hoạt động rất phù hợp với mình, bởi người Pháp nghiên cứu công năng sử dụng từng phòng, từ nhà trệt cho tới nhà tầng. Thời đó vật liệu xây dựng tuy không sang như bây giờ, nhưng chủ yếu giữ được các vùng “tiểu khí hậu” trong từng phòng, giữa ngôi nhà với sân vườn có luồng không khí giao lưu tạo thông thoáng từ trong ra ngoài.
...
(Trích đoạn "Dấu ấn kiến trúc" của VIÊN PHÚC QUÂN đăng trênhttp://www.baodanang.vn/)
T

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét