Giới thiệu về tôi

Ảnh của tôi
Buôn Ma Thuột, Tây Nguyên, Vietnam

Thứ Tư, 15 tháng 5, 2024

YÊU BẰNG TÌNH LOÀI NGƯỜI * Bài viết của Phạm Hoài Nhân

 

 
Đã chia sẻ với Công khai
Công khai
Người Công giáo biết đến Linh Mục-Nhạc Sĩ Paul Văn Chi qua nhạc thánh ca mùa Thương Khó " Con Đường Chúa Đã Đi Qua "... và nhớ lại bài hát sinh hoạt đoàn thể ngày xưa...
YÊU BẰNG TÌNH LOÀI NGƯỜI
* Bài viết của Phạm Hoài Nhân
một bài hát gắn với kỷ niệm sâu sắc trong đời tôi từ hơn 40 năm qua - và chắc là cũng quen thuộc với rất nhiều người - nhưng tôi không biết tác giả, không biết xuất xứ, thậm chí không biết tựa luôn! Bài hát bắt đầu bằng những câu như thế này:
Gần nhau, trao cho nhau yêu thương tình loài người
Gần nhau, trao cho nhau tin yêu đừng gian dối
Sau này, khi Internet phát triển, tôi tìm hiểu và được biết bài hát có tựa đề là "Yêu bằng tình loài người". Hỏi bạn bè trên Facebook về xuất xứ của bài hát thì có người nói đó là nhạc công giáo, có người nói là nhạc du ca, có người trả lời chung chung rằng đó là ca khúc sinh hoạt tập thể... Không ai biết tác giả bài hát cả, mọi người ngầm hiểu rằng đã là một bài hát tập thể thì... không cần biết tác giả. Trên các trang phổ biến nhạc như YouTube, nhaccuatui... cũng không ghi tên tác giả, hoặc ghi là... Kitô hữu.
May quá, mới đây, khi xem tuyển tập 101 ca khúc du ca do Du ca Việt Nam - Sài Gòn thực hiện năm 2017 tôi thấy bài này và ghi tên tác giả là LM. Chu văn Chi.
Theo tập nhạc này thì tựa bài hát là Gần nhau chớ không phải Yêu bằng tình loài người. Theo tôi điều khác biệt này cũng là bình thường thôi, vì các bài hát sinh hoạt tập thể người ta vẫn không quan tâm lắm đến tựa bài và thường gọi tên bài hát theo những từ được nhấn mạnh hay lặp lại trong bài. Cũng theo tập nhạc này thì có vẻ như thiếu mất lời 2 của bài hát. Lời bài hát tôi từng nghe là thế này:
Yêu bằng tình loài người
ĐK: Gần nhau, trao cho nhau yêu thương tình loài người
Gần nhau, trao cho nhau tin yêu đừng gian dối
Gần nhau, trao cho nhau ánh mắt nhân loại này
Tình yêu thương trao nhau xây đắp trên tình người.
1. Cho dù rừng thay lá xanh đi
Cho dù biển cạn nước bao la
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi.
2. Cho dù đồi hay núi di đi
Cho dù bầu trời thiếu mây bay
Ta vẫn yêu thương nhau mãi mãi.
Nhưng điều này cũng không quan trọng, có nơi còn lời 3 nữa kia, vì ca khúc sinh hoạt tập thể mà, có lẽ tập thể thêm vào để hát thôi. Điều quan trọng là tui biết được tác giả bài hát, từ đó tôi tìm hiểu thêm thông tin về ông và xuất xứ bài hát.
Hóa ra linh mục Chu văn Chi là một nhạc sĩ công giáo rất nổi tiếng, ông sáng tác rất nhiều thánh ca được sử dụng trong nhà thờ, mà vì tôi không là người công giáo nên không được biết.
Ông sinh năm 1949, và theo trang Vietcatholicnews.net và website của chính ông thì ông hoàn thành sáng tác bài Yêu bằng tình loài người (hay Gần nhau) vào đúng ngày 27/1/1973, ngày ký kết hiệp định Paris. Lúc đó ông 24 tuổi và chưa thụ phong linh mục (ông thụ phong linh mục năm 1975). Có lẽ thời điểm đó bài hát được phổ biến trước tiên trong phong trào du ca Việt Nam.
Các bạn có thể tìm hiểu thêm tiểu sử linh mục nhạc sĩ Chu văn Chi cùng các thông tin khác về ông tại website paulvanchi.net. Ở đây xin tóm tắt vài dòng tiểu sử ông:
Ông tên Paul Chu văn Chi, biệt hiệu khác là Paul Văn Chi, Văn Chi, Văn Uyên, Thu Văn, sinh ngày 14/5/1949, tại Ninh Bình, Việt Nam. Gia đình có 6 anh chị em, 3 trai, 3 gái. Ông là người con út. Cha chết sớm vào năm 1949 sau khi ông sinh được khoảng vài tháng
Năm 1954, gia đình di cư vào Nam và định cư tại Gia Kiệm Long Khánh. Cậu bé Văn Chi tốt nghiệp trường tiểu học tại Gia Kiệm và lớp Đệ Thất tại trường Trung học Monica Gia Kiệm, Long Khánh. Năm 1961, cậu học trò 12 tuổi thi đậu vào Tiểu Chủng Viện Long Xuyên tại Xóm Mới, Gò Vấp, sau đó vào Đại Chủng Viện Thánh Giuse Sài Gòn năm 1968.
Ông thụ phong linh mục ngày 15/6/1975 tại Sài Gòn, sau đó về làm việc tại Giáo Xứ Thái Hoà, Thái An, địa phận Long Xuyên và hoạt động về Thánh Nhạc tại miền Cái Sắn, Kiên Giang và Cần Thơ.
Ngày 5/3/1984, ông bị chính quyền bắt giam vì tội sáng tác thánh ca và hoạt động về tôn giáo và văn hoá. Ông được tạm tha vào năm 1987 và sau đó vượt biên tháng 8/1988. Sau đó, tòa Tổng giám mục Sydney bảo lãnh và ông được định cư tại Sydney, Australia vào ngày 24/11/1989.
Những thông tin này đối với nhiều người chắc chẳng đáng quan tâm, nhưng với tôi nó giải đáp được điều thắc mắc bấy lâu nay nên tôi vui lắm. Vì vậy tôi đăng lên đây, chỉ để ghi nhớ. Vậy thôi.
Phạm Hoài Nhân
Tất cả cảm xúc:
Khanh Vuquoc, Trần Bình và 50 người khác
9
1
Thích
Bình luận
Chia sẻ
Xem thêm bình luận
Ngocnha Vuong
Bản nhạc này lê thân tự thuở sinh hoạt trong phong trào du ca Lòng mẹ Ban mê Thuột nó khắn khít như hơi ấm tình nồng của nhũng du ca viên Đầm,Quờn,Thắng,Nha dẫu trải qua bao dâu bể nào ngờ tác giả lại là một linh mục mà tâm thì cứ ngỡ là của anh Quang … 
Xem thêm